Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Đặng Quốc Vinh, Đặng Ngọc Sơn; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương tiếp, làm việc với đoàn.
Thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT và xây dựng đề án sắp xếp, tinh giản bộ máy biên chế; tập trung cao độ chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường biển và thiệt hại do lũ lụt; rà soát đánh giá cơ chế chính sách giai đoạn 2011 - 2015; tổ chức đồng bộ các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao
Sau sự cố môi trường, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động khảo sát, rà soát đối tượng thiệt hại, nghiên cứu phương pháp xác định thiệt hại để tham mưu, đề xuất Chính phủ, Bộ NN&PTNT. Do vậy, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh đã chủ động và sớm triển khai thực hiện có hiệu quả.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Đề nghị các bộ, ngành chuyên môn hướng dẫn xử lý và bồi thường, hỗ trợ đối với sứa ướp muối, hải sản khô, hải sản đông lạnh thời gian lưu kho quá dài, bị biến chất nên không sử dụng làm thực phẩm được; hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí trong việc kiểm tra, giám sát và khắc phục ô nhiễm môi trường.
Đến nay, Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành công tác kê khai bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển; giá trị thiệt hại kê khai bước đầu là 1.947,2 tỷ đồng, đến 15/12/2016 đã thực hiện chi trả bồi thường được 507,7 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân: Thời gian qua, hoạt động quan trắc môi trường được cơ quan chuyên môn giám sát, kiểm tra lấy mẫu nước biển thường xuyên. Đến nay, khẳng định vùng biển tại các tỉnh miền Trung đã rất an toàn.
Hiện nay, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đã tiến hành bình thường, diện tích nuôi mặn lợ đã thả nuôi 2.638ha (đạt 95% kế hoạch); số tàu khai thác ven bờ hoạt động đạt tỷ lệ từ 70 - 80%, tàu khai thác xa bờ đạt tỷ lệ từ 85 - 90%; sản lượng hải sản khai thác được thu mua và tiêu thụ ổn định.
Theo kết quả thống kê, rà soát, tại khu vực các xã, phường, thị trấn ven biển có 1.534,43 tấn hải sản tươi (29 kho) và 339 tấn hải sản khô (9 kho, hiện nay chưa lấy mẫu kiểm tra chất lượng), khoảng 150 tấn sứa ướp muối không tiêu thụ được đã chuyển màu và hư hỏng.
Các thành viên trong Tổ công tác phát biểu tại buổi làm việc
Lãnh đạo UBND tỉnh cũng đã báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm kê, xác định bồi thường thiệt hại. Cụ thể, ngoài những lô hải sản đã xác định không an toàn phải tiêu hủy (295 tấn hải sản tươi), còn một lượng khá lớn hải sản có kết quả xét nghiệm an toàn, nhưng do bảo quản lâu nên đến nay giảm phẩm cấp, hư hỏng và khoảng 150 tấn sứa ướp muối không tiêu thụ được. Bên cạnh đó có khoảng 339 tấn hải sản khô chưa được Bộ Y tế hướng dẫn lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng. Hiện nay chưa có quy định đối với hàng quá hạn đối với hải sản đông lạnh, sứa ướp muối.
Còn nhiều loại hải sản tồn kho, hải sản đã qua chế biến chưa tiêu thụ được nhưng chưa thuộc đối tượng bồi thường, hỗ trợ nên người dân đang tiếp tục yêu cầu được bồi thường (như ruốc, nước mắm...).
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành đối với địa phương trong thời gian qua.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TN-MT, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT tiếp tục công bố chất lượng môi trường biển và chất lượng hải sản tầng đáy.
“Ngoài việc công bố chất lượng hải sản tại các tỉnh miền Trung, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan, các cơ quan khoa học phân tích, kết luận một cách khách quan, chính xác về thực trạng, nguyên nhân hải sản không đảm bảo an toàn, có đối chứng, so sánh với các vùng biển khác, thời kỳ khác để người dân và chính quyền địa phương có định hướng trong phát triển, khai thác thủy sản lâu dài. - Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề xuất.
Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành đề án và chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất sau sự cố môi trường biển để các địa phương triển khai thực hiện; xem xét các chính sách phù hợp với thực trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản tại 4 tỉnh miền Trung.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực vượt qua khó và những thành quả đạt được của Hà Tĩnh trong điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Đặc biệt, sau sự cố môi trường, lũ lụt vừa qua, Hà Tĩnh đã chỉ đạo quyết liệt và có những giải pháp kịp thời, đảm bảo ổn định đời sống, sản xuất và an ninh trật tự.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Hà Tĩnh phân loại kiểm kê số hải sản tồn kho, đối với sản phẩm an toàn cho tiêu thụ, đối với sản phẩm xuống cấp cho tiêu hủy. Đối với số lượng hải sản khô và sứa (489 tấn), đoàn công tác sẽ ghi nhận đề xuất của tỉnh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với những đề xuất của Hà Tĩnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giao cho các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất Chính phủ có phương án giải quyết.
Các chính sách hỗ trợ, ổn định đời sống cho nhân dân đã thực hiện sau sự cố môi trường: Chính sách của Trung ương: Hỗ trợ hơn 6,2 nghìn tấn gạo cho 19.247 hộ dân, 67.988 khẩu; hỗ trợ hơn 23 tỷ đồng cho 5.012 chủ tàu, thuyền. Chính sách riêng của tỉnh: Hỗ trợ 100% phí mua 2.847 thẻ BHYT; hỗ trợ 125 triệu đồng lập 25 cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn; hỗ trợ 561,28 triệu đồng (50%) chi phí tiền điện cho 35 cơ sở đông lạnh tạm trữ hải sản từ tháng 4 đến tháng 9/2016; hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn ngân hàng cho các tổ chức vay vốn để mua muối cho diêm dân từ ngày 1/6/2016 đến 30/9/2016; hỗ trợ đóng mới 36 tàu cá trên 90CV, cải hoán 6 tàu cá lên trên 90CV. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;