Trao đổi với đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Quốc Vinh khẳng định, sự cố môi trường biển ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, qua công tác giải quyết sự cố đã rút ra được nhiều bài học quý giá. Đặc biệt, Hà Tĩnh luôn xác định, không phát triển kinh tế bằng mọi giá và không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng thông tin thêm, sau sự cố môi trường biển do Formosa gây nên, tỉnh đã tập trung hỗ trợ, bồi thường cho người dân vùng ảnh hưởng, đến nay đã bồi thường khoảng 1.300 tỷ cho người dân và phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/6.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Quốc Vinh: Môi trường biển đã có nhiều dấu hiệu hồi phục tích cực, người dân cơ bản khôi phục sản xuất. Tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động của Formosa, phía công ty cũng đã tích cực khắc phục môi trường biển và các lỗi gây ra.
Trong xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh xác định đặc biệt ưu tiên cho việc nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, không chạy đua theo thành tích, hướng đến phát triển bền vững, gắn chặt xây dựng nông thôn mới với bảo vệ môi trường, văn hóa. Đồng thời đảm bảo tính dân chủ, coi đây là vấn đề của người dân, dân tự bàn, tự làm, Nhà nước hỗ trợ và đồng hành với nhân dân.
Bên cạnh tập trung xây dựng nông thôn mới và môi trường, Hà Tĩnh cũng tập trung phát triển du lịch, cải cách hành chính, ổn định tình hình an ninh trật tự.
Hiện nay, tỉnh đang đề xuất Chỉnh phủ điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội để phù hợp với thực tiễn, hướng đến phát triển xanh, bền vững…
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc đánh giá cao những nỗ lực bảo vệ môi trường của Hà Tĩnh trong thời gian qua, đồng thời bày tỏ sự ấn tượng đối với công tác xây dựng nông thôn mới của địa phương. Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Đó là những kinh nghiệm để Thái Nguyên tham khảo trong quá trình phát triển.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Quốc Vinh tặng quà lưu niệm đoàn tỉnh Thái Nguyên
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp trong bảo vệ môi trường, được lồng ghép vào các chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển của tỉnh; công tác cải cách hành chính về bảo vệ môi trường được đẩy mạnh. Mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường của tỉnh được quan tâm điều chỉnh và tăng dày mật độ điểm quan trắc nhằm đáp ứng nhu cầu đánh giá chất lượng môi trường phù hợp; đến nay, toàn tỉnh có 274 điểm quan trắc. Công tác xử lý chất thải rắn được quan tâm, đặc biệt là việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn khu vực đô thị, khu tập trung dân cư; mạng lưới các đơn vị thu gom, vận chuyển đã được nhân rộng, hiện có 5 công ty, 171 HTX và 28 tổ đội vệ sinh môi trường. Việc xử lý rác thải sinh hoạt chuyển dần từ chôn lấp 100% sang phân loại, chế biến thành phân hữu cơ, gạch không nung, hạt nhựa hoặc bằng phương pháp đốt. Việc xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế đã được đầu tư xử lý. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã