Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh tra, tăng thu ngân sách

Thứ bảy - 27/10/2018 04:42
Nhằm đáp ứng xu thế mới, Cục Thuế Hà Tĩnh đã thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế; qua đó, góp phần rút ngắn thời gian công việc và tăng thu ngân sách cho địa phương.

Một trong những ứng dụng CNTT ưu việt mà Cục Thuế Hà Tĩnh đang triển khai là phần mềm TPR 5.0 để phân tích, đánh giá rủi ro, phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế. Ngoài ra, ngành cũng đang ứng dụng phầm mềm TTR nhằm hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra; nhập kết quả thanh tra, kiểm tra; giúp tổng hợp số liệu công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế.

Hà Tĩnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh tra, tăng thu ngân sáchPhầm mềm phân tích rủi ro TPR 5.0 hỗ trợ đắc lực cho công tác thanh tra

Ông Nguyễn Thành Vinh – Trưởng phòng thanh tra thuế, Cục Thuế Hà Tĩnh cho biết: “Phần mềm TPR được ứng dụng từ năm 2016 đã giúp ngành tập trung vào đánh giá rủi ro chuyên sâu qua từng chuyên đề. Nhờ đó, đơn vị đánh giá được các hành vi vi phạm phổ biến của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp triển khai công tác quản lý thuế được hiệu quả hơn. Từ khi triển khai ứng dụng, thời gian thực hiện các cuộc thanh tra cũng được rút ngắn hơn nhiều”.

Hà Tĩnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh tra, tăng thu ngân sáchCán bộ phòng thanh tra thực hiện phân tích rủi ro, đánh giá doanh nghiệp

Theo đó, năm 2018, Cục Thuế Hà Tĩnh đã tập trung thanh, kiểm tra ở các doanh nghiệp thuộc ngành nghề có dư địa thu lớn như: dầu khí, xăng dầu, bệnh viện, các tổ chức tín dụng, kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng… Bên cạnh đó, ngành cũng tập trung thanh tra các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng (vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án), các doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm hoặc thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp có hoạt động khai thác và kinh doanh cát, sỏi trên sông và cửa biển…

Kết quả, đến thời điểm này, ngành thuế Hà Tĩnh đã thực hiện thanh tra thuế ở 55 doanh nghiệp (đạt chỉ tiêu 89% kế hoạch Tổng cục Thuế giao năm 2018); qua đó, đơn vị đã thu về cho NSNN 8,6 tỷ đồng. Ngành cũng đã thực hiện kiểm tra việc kê khai, quyết toán các loại thuế trên 700 doanh nghiệp, qua đó thu nộp NSNN hơn 28 tỷ đồng; kiểm tra trước và sau hoàn thuế GTGT trên 40 bộ hồ sơ, qua đó thu nộp NSNN hơn 40 tỷ đồng tiền thuế.

Hà Tĩnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh tra, tăng thu ngân sáchPhần mềm quản lý thuế tập trung TMS cũng hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra

Ngoài phần mềm phân tích rủi ro, từ năm 2015 đến nay, ngành thuế cũng đưa vào ứng dụng phầm mềm quản lý thuế tập trung TMS (TMS là kho hồ sơ dữ liệu của người nộp thuế). Qua TMS, cán bộ thuế được hỗ trợ tối đa trong việc khai thác, nắm bắt thông tin để từ đó xây dựng, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế, dự kiến 01/11 tới, Cục Thuế Hà Tĩnh sẽ đưa vào ứng dụng phần mềm TPR 6.0. Đây là phần mềm nâng cấp từ phần mềm TPR 5.0 mà ngành đã triển khai trước đó. Hiện nay, Cục thuế Hà Tĩnh đang chuẩn bị cho công tác tập huấn đến cán bộ công chức trong toàn ngành.

Hà Tĩnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh tra, tăng thu ngân sáchQua TMS, cán bộ thuế được hỗ trợ tối đa trong việc khai thác, nắm bắt thông tin để từ đó xây dựng, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Theo lãnh đạo Cục Thuế Hà Tĩnh, nhiệm vụ thu ngân sách những tháng cuối năm 2018 dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Vì thế, cơ quan thuế xác định công tác thanh tra chống thất thu thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm góp phần tăng thu ngân sách. Vì vậy, thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh tra, kiểm tra thuế; đồng thời, tăng cường giám sát các đoàn, các cuộc thanh, kiểm tra đảm bảo đúng thời gian quy định và minh bạch.

Theo Phan Trâm - Thăng Long/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay34,210
  • Tháng hiện tại809,488
  • Tổng lượt truy cập91,983,217
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây