Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả bước đầu từ một dự án cải tạo đất

Thứ hai - 07/04/2014 22:14
Trong bối cảnh đồng ruộng có nguy cơ bị ô nhiễm và “ngộ độc” do người dân lạm dụng các loại hóa chất thì phân bón hữu cơ vi sinh đang được coi là một nhân tố đi đầu giúp nông dân Hà Tĩnh nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải tạo độ màu mỡ đất đai.

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ mùa xong gia đình ông Nguyễn Doãn Thông, Thôn Thượng Phú, Tượng Sơn (Thạch Hà) thường đốt hoặc chỉ sử dụng một phần phế phẩm nông nghiệp để tủ hoa màu. Từ khi mạnh dạn áp dụng đề án "Ứng dụng chế phẩm sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh, xử lí môi trường, cải tạo đất góp phần phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng NTM" của Sở khoa học công nghệ Hà Tĩnh, ông Thông cùng nhiều nông dân đã tận dụng lượng phế phẩm từ nông nghiệp để ủ thành phân hữu cơ vi sinh nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Ông Thông chia sẻ: Khi được cấp chế phẩm miễn phí và được cán bộ kỷ thuật hướng dẫn tôi đã tiến hành ủ phân vi sinh bằng cách tận dụng bèo tây, vỏ lạc, vỏ trấu và rác thải sẵn có ủ với phân chuồng, men vi sinh. Sau đó sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45-50%, sau 7 ngày kiểm tra và đảo trộn, khoảng 30- 50 ngày, gia đình tôi đã sản xuất được khoảng 1 tấn phân bón hữu cơ vi sinh để bón cho rau. Mỗi tấn phân chỉ sử dụng 0,2 - 0,4kg chế phẩm tương đương với số tiền 30 – 60.000 đồng. Trong khi đó, hiện nay trên thị trường 1 tấn phân NPK có giá từ 8 - 9 triệu đồng, nhưng nếu bón quá nhiều phân hóa học sẽ không tốt cho cây trồng môi trường đất, nước, thực phẩm ngày càng bị ô nhiễm. Đất đai bị chai cứng, mất cân bằng sinh thái, hàng triệu triệu loài vi sinh vật có ích vô tình bị tiêu diệt. Nói chung, ủ phân hữu cơ vi sinh đã tiết kiệm cho gia đình tôi được một khoản lớn chi phí đầu tư cho sản xuất, nhưng năng suất cây trồng vẫn tăng, giảm được ô nhiễm môi trường. 

Không chỉ gia đình ông Thông và các hộ gia đình trồng rau an toàn tại xã Tượng Sơn mà một số xã trên địa bàn đã thử nghiệm cho kết quả tốt như: mô hình trồng lạc thâm canh tại các xã Sơn Trung, Sơn Quang, Sơn Ninh, (Hương Sơn); mô hình trồng rau củ quả tại xã Thạch Văn (Thạch Hà)...

Ông Dương Kim Huy, Phó chủ tịch UBND xã Tượng Sơn, cho hay: Năm 2013 xã thử nghiệm đưa phân hữu cơ vi sinh vào sản xuất rau sạch bước đầu có những dấu hiệu đáng mừng cho năng suất, chất lượng cao, tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy, bà con rất phấn khởi, tin tưởng vào hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh ứng dụng này sẽ mở ra hướng đi mới, một cách làm mới cho nông dân Tượng Sơn, góp phần tạo dựng một nền nông nghiệp hữu cơ bội thu, xanh sạch, an toàn và bền vững.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhu cầu phân bón hữu cơ cho trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ở Hà Tĩnh mỗi năm cần đến khoảng 2 triệu tấn. Thế nhưng, hiện nay lượng phân chuồng chỉ đáp ứng được phần nhỏ trong khi đó lượng phế phụ phẩm trồng trọt tạo ra hàng năm ở Hà Tĩnh xấp xỉ 630.000 tấn mới chỉ sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, chất độn chuồng, tủ gốc... Số còn lại đang bị đốt hoặc bỏ gây lãng phí nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Nếu hàng năm, Hà Tĩnh, tái sử dụng được từ 50 - 70% lượng phế phụ phẩm nông nghiệp còn lãng phí thì sẽ cung cấp thêm được từ 200.000 - 270.000 tấn phân bón hữu cơ vi sinh, lượng phân này tương đương với 10.000 - 140.000 tấn phân vô cơ các loại, giúp tiết kiệm từ 135 - 190 tỷ tiền mua phân bón/năm.

Bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ, rác thải thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng sẽ tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu hoạch; tiết kiệm chi phí và tạo thói quen cho người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng…

Ông Đỗ Khoa Văn - GĐ Sở Khoa học công nghệ Hà Tĩnh cho biết: Với quy trình ủ đơn giản, giá thành sản xuất thấp việc ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp nông dân giảm được từ 20 – 25% chi phí đầu tư. Đề án làm thay đổi thói quen sử dụng phân bón hóa học trong canh tác của người dân, tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường và sinh thái đồng ruộng góp phần xây dựng NTM.

Anh Bình - Trà Giang
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Hôm nay25,851
  • Tháng hiện tại204,418
  • Tổng lượt truy cập90,267,811
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây