Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã ký kết với các sở, ngành, doanh nghiệp các chương trình phối hợp hoạt động, giao ước thi đua, tăng cường và nâng cao trách nhiệm trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong 10 năm qua, các cấp Hội Nông dân đã phối hợp tổ chức 2.745 lớp dạy nghề cho 87.639 lượt hội viên, nông dân; mở 207 lớp tập huấn kiến thức kinh tế tập thể cho 6.230 lượt cán bộ Hội và thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác. Nhờ được dạy nghề, tập huấn, bà con nông dân đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, như: Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; áp dụng công nghệ nuôi lợn, bò thịt của Thái Lan; ứng dụng men vi sinh trong bảo quản chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và xử lý môi trường... góp phần tăng năng suất, sản lượng, thay đổi tập quán canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các cấp Hội phối hợp với các ngân hàng tín chấp cho hội viên nông dân vay vốn. Tổng dư nợ cho vay hiện tại là 3.300 tỷ đồng (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gần 1.800 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội 1.500 tỷ đồng). Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay trên 24 tỷ đồng. Hội Nông dân đã trực tiếp tư vấn cho nông dân mua 2.328 máy gặt đập liên hợp, máy làm đất, nâng tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất lúa bình quân đến nay đạt 85,4% (tăng gần 2,5 lần so với năm 2010), khâu làm đất cây màu đạt 62,1% (tăng 2,0 lần so với năm 2010); tham gia vận động, hướng dẫn và hỗ trợ thành lập 2.017 mô hình kinh tế tập thể, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Các cấp Hội Nông dân đã tổ chức 1.573 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức về nước sạch, bảo vệ môi trường nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu cho 78.693 lượt hội viên, nông dân.
Đặc biệt, các cấp Hội tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Đã phối hợp vận động 165.187 hộ nông dân hiến gần 712 ha đất, đóng góp hàng trăm tỷ đồng, hàng triệu ngày công lao động, góp phần làm mới, sửa chữa 1.342km đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa 2.267km kênh mương, xây dựng hàng trăm trường học, trạm y tế, nhà văn hóa và các công trình công cộng.
Tuy vậy, hoạt động của một số tổ chức Hội Nông dân chưa thể hiện rõ vai trò tập hợp, tổ chức nông dân tham gia có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Số lượng chương trình, dự án do Hội chủ trì thực hiện còn ít. Vai trò giám sát phản biện của tổ chức Hội còn hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở.…
Từ thực tiễn đó, thời gian tới, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tiếp tục quán triệt, chỉ đạo tuyên truyền, triển khai thực hiện sâu rộng, hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW và Nghị quyết số 08-NQ/TU, trong tâm là tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân; huy động các nguồn để chủ trì xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án; tích cực tham gia các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững.
Theo Dương Trí Thức - Hội Nông dân tỉnh/hatinh.dcs.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;