Học tập đạo đức HCM

Hội thảo đề án mỗi xã một sản phẩm

Thứ sáu - 08/12/2017 10:38
Chiều 08/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã chủ trì cuộc hội thảo góp ý và triển khai thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030.

Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là khái niệm mang tính ước lệ, dùng để chỉ sản phẩm đặc trưng của địa phương, lấy xã làm đơn vị cơ sở, khuyến khích mỗi xã phải cố gắng chọn cho mình tối thiểu một sản phẩm đặc trưng để phát triển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn

 

Trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển và tiềm năng, thế mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp, Hà Tĩnh xác định, chương trình OCOP là rất cần thiết, là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh.

Chương trình phải lấy người dân làm chủ thể, thông qua hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất trên cơ sở tuân thủ cơ chế thị trường, có định hướng, quản lý của nhà nước.

Đề án cũng đã nêu rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng, phương pháp tiếp cận và các nguyên tắc thực hiện, nhằm đảm bảo triển khai thực hiện đề án OCOP thành công; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn; thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.

Các đại biểu cho rằng cần có chính sách hỗ trợ để phát triển chương trình

 

Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh sẽ tham mưu cho tỉnh khảo sát, lựa chọn một số sản phẩm có tiềm năng, lợi thế để triển khai làm mẫu, rút kinh nghiệm như: Bưởi Phúc Trạch, cam Thượng Lộc, cu đơ Hà Tĩnh, nước mắm Kỳ Ninh, bánh gai Đức Thọ, rượu Cẩm Yên, nhung hươu Hương Sơn… Dự kiến trong quý I năm 2018, sẽ tổ chức chấm điểm công nhận một số sản phẩm OCOP đầu tiên. 

Các ý kiến phát biểu tại Hội thảo đều cho rằng, cần tổ chức triển khai đồng bộ Chương trình OCOP trên mọi khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội và phải có sự tham gia của cộng đồng để huy động các nguồn lực, từ tri thức, công nghệ, nguyên liệu địa phương đến vốn góp, quản trị, quyết định các chiến lược phát triển, với sự tham gia đầy đủ của người dân.

Một số đại biểu đề xuất, để OCOP triển khai thực hiện thành công và phát triển vững chắc, thì Nhà nước cần có những cơ chế chính sách hỗ trợ như: Tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm... 

Tiến Thành
http://www.hatinhtv.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập396
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại833,045
  • Tổng lượt truy cập92,006,774
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây