Học tập đạo đức HCM

Hướng tới sản phẩm nông nghiệp hữu cơ an toàn

Thứ ba - 12/01/2016 04:54

Hướng tới sản phẩm nông nghiệp hữu cơ an toàn

Với mục tiêu hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch, an toàn và bền vững, những năm qua, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhận được sự quan tâm của nhiều đơn vị, địa phương.

Từ xưa, người nông dân đã coi “nhất mẫu trạch bằng bách mẫu điền” để khẳng định vai trò của kinh tế vườn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh 19 tiêu chí do T.Ư ban hành, tỉnh còn bổ sung, yêu cầu các đơn vị thực hiện tiêu chí thứ 20 “xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu”. Trên cơ sở đó, Hội Làm vườn và trang trại tỉnh thực hiện dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) nhằm tạo ra những phương pháp thực hiện và tiêu chuẩn cụ thể.

Hướng tới sản phẩm nông nghiệp hữu cơ an toàn

Trồng rau sạch ở HTX Rau - củ - quả Hà Trung (Cẩm Hòa - Cẩm Xuyên)

Ông Nguyễn Xuân Tình - Chủ tịch Hội Làm vườn và trang trại tỉnh cho biết: Căn cứ các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, hội đã phối hợp cùng Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng 5 tiêu chí cụ thể trong bộ tiêu chí vườn mẫu. Cũng theo ông Tình, sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe hơn nhiều so với những tiêu chuẩn VietGAP; nhất là không cho phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón hóa học trong sản xuất trồng trọt mà chủ yếu sử dụng các loại thuốc sinh học trừ nấm, trừ sâu hoặc chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên trong chăn nuôi. Qua nhiều nghiên cứu, khảo nghiệm, hội đã hình thành được các bộ giáo trình trồng, chăm sóc một số cây rau như: cải bẹ, mướp ngọt, bí xanh và vật nuôi theo các bộ tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Bộ NN&PTNT.

Bằng các hình thức canh tác mới, sử dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ, các mô hình trồng mẫu đều thu được kết quả tốt. Thu nhập của người dân cao gấp gần 10 lần so với trồng lúa trên cùng đơn vị diện tích. Đồng thời, kết quả của dự án đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong xây dựng chuồng trại, ứng dụng bẫy sâu bọ và các loại thuốc sâu sinh học. Người dân thay đổi tư duy sản xuất, chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hướng tới sản phẩm nông nghiệp hữu cơ an toàn

Gần Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa, đặc biệt là nông sản của người dân càng tăng cao.

Trưởng thôn Tân An (Cẩm Bình) Nguyễn Xuân Tòng cho biết, việc Hội Làm vườn và trang trại thực hiện dự án chuyển giao khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình làm vườn đã góp phần tạo nên phong trào trong nhân dân và lan tỏa đến nhiều địa phương khác. Từ 10 hộ dân tham gia thực hiện thí điểm, đến nay, toàn thôn đều sản xuất rau theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Hiện, tính trung bình mỗi ngày, thôn có nhu cầu xuất ra thị trường khoảng 2-3 tấn rau, củ, quả các loại, 500 trứng gà, 50 kg gà thịt. Tuy nhiên, người làm vườn còn băn khoăn bởi giá các sản phẩm nông sản theo hướng hữu cơ không chênh lệch so với các sản phẩm khác trên thị trường do chưa có thương hiệu, trong khi chi phí và công sức sản xuất, chất lượng sản phẩm cao hơn nhiều so với các loại rau, con khác trên thị trường.

Hiện tại, Hội Làm vườn và trang trại tiếp tục hỗ trợ người dân ký các hợp đồng tiêu thụ rau vào Khu kinh tế Vũng Áng và giới thiệu sản phẩm đến các trường mầm non, nhà bếp các cơ quan, tổ chức, siêu thị. Bên cạnh đó, UBND xã Cẩm Bình thành lập HTX trồng rau, hỗ trợ kinh phí mua phương tiện vận chuyển để tiêu thụ sản phẩm.

Trồng rau hữu cơ khác biệt với các phương thức khác do phải tuân thủ nguyên tắc “4 không”: không sử dụng phân bón hóa học và phân người; không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc chất diệt cỏ; không sử dụng các chế phẩm biến đổi gen. Người sản xuất phải tuân thủ 24 tiêu chuẩn cơ bản về sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ do Bộ NN&PTNT ban hành (Các tiêu chuẩn này đã được Liên đoàn Các phong trào nông nghiệp hữu cơ quốc tế công nhận từ tháng 9/2015).

Theo Đức Chiến/baohatinh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay33,792
  • Tháng hiện tại212,359
  • Tổng lượt truy cập90,275,752
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây