Học tập đạo đức HCM

Kỳ Thượng phấn đấu trở thành xã Nông thôn mới kiểu mẫu

Thứ hai - 27/02/2017 08:26
Một thời, khi nhắc đến Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là nhắc đến khó khăn, đói nghèo nhưng, “gió đã xoay chiều” khi Chương trình MTQG xây dựng NTM được triển khai. Về Kỳ Thượng hôm nay, những mảng màu tươi mới đang được những bàn tay lao động cần mẫn thêu dệt nên trên bao la núi đồi. Đó chính là “chìa khóa vàng” giúp Kỳ Thượng rũ bỏ đói nghèo, lạc hậu, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương...

Kỳ Thượng nay khác rồi

Kỳ Thượng có 80% diện tích tự nhiên là đất rừng của toàn huyện Kỳ Anh, thời gian qua, chính quyền và nhân dân Kỳ Thượng không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, cho ra đời nhiều mô hình có hiệu quả. Nếu như trước đây những khó khăn về vị trí địa lý, thời tiết, cơ sở hạ tầng, những vườn tạp cằn cỗi, năng suất thấp, khiến bà con  Kỳ Thượng luẩn quẩn đèo bòng nghèo đói thì cũng chính những yếu tố này đã tôi luyện cho người dân nơi đây ý chí vươn lên trong thời kỳ hội nhập. Những người gắn bó với nghề làm rừng, hái lượm đã thấm cái gian khổ, đói nghèo của cảnh không có thu nhập ổn định nên  đang quyết tâm thay đổi chính cuộc đời mình từ tiêu chí 20 trong xây dựng NTM.

Vườn chè của Ông Nguyễn Văn Hựng, xóm 7, xã Kỳ Thượng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh)cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

Đúng là về Kỳ Thượng hôm nay, trái với hình ảnh thụ động trước đây, người dân đã cùng chung tay góp sức làm thay đổi diện mạo của quê hương, vườn tược. Cũng từ trong phong trào này đã xuất hiện nhiều gương cán bộ, đảng viên và nhân dân tiêu biểu trong việc vận động và trực tiếp hiến đất cùng tài sản trên đất nhằm mở rộng những tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã, phát triển kinh tế vườn. Ngoài ra, những chính sách đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở Kỳ Thượng đạt 28 triệu đồng/năm, đời sống vật chất, tinh thần của bà con không ngừng được nâng lên.

Ông Nguyễn Văn Hựng, xóm 7, xã Kỳ Thượng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết:  Trên diện tích 1 ha gia đình tôi trồng chè và cây nguyên liệu đến nay mỗi năm cho thu hoạch trên 100 triệu đồng, sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng thêm 4ha trồng chè. Vườn rừng đã giúp gia đình tôi nâng cao đời sống, đặc biệt từ khi có chính sách làm vườn mẫu cán bộ khuyến nông xã chăm lo hướng dẫn từng li, từng tý nên tôi đã sắp xếp, quy hoạch lại vườn có hiệu quả kinh tế cao hơn, đẹp hơn.

Những điều mắt thấy tai nghe

Dọc theo những con đường huyết mạch, chúng tôi hòa chung niềm vui với người dân Kỳ Thượng khi những vùng  đất trống, đồi núi trọc cằn khô xưa kia giờ đây đã mướt xanh một màu của keo tràm, cao su và các loại cây ăn quả… những tiềm năng, lợi thế của đồi núi dần được đánh thức sau “giấc ngủ” dài.

Đến nay, Kỳ Thượng đã xây dựng được trên 45 mô hình kinh tế mang lại hiệu quả, nhiều  trang trại cho thu nhập từ 30 – 50 triệu đồng/năm. Phong trào cải tạo vườn tạp, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất được thực hiện có hiệu quả. Toàn xã có 896 hộ thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/năm từ kinh tế vườn đồi, có nhiều hộ thu nhập từ 50 – 100 triệu đồng/năm, như hộ ông Minh xóm 3, ông Viện xóm 10, Ông Hựng xóm 7, chị Duyện - chủ tịch hội phụ nữ xã… Hầu hết các mô hình đều khai thác được các tiềm năng, lợi thế của xã như: Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ăn quả. Đặc biệt, với cây chè - cây trồng chủ lực của xã, nhờ thay đổi tập quán sản xuất, ứng dụng các tiến bộ trong chọn giống, chăm sóc đến khâu bảo quản nên Kỳ Thượng đang trở thành vùng sản xuất chè nguyên liệu thuộc tốp đầu của tỉnh. Trải qua mấy năm thăng trầm, có những lúc rơi vào bế tắc do ảnh hưởng của tư duy sản xuất theo cơ chế bao cấp và biến động thị trường; song đến nay cây chè đang dần bén duyên và khẳng định hiệu quả kinh tế trên đất đồi Kỳ Thượng.

Mô hình tổng hợp của chị Nguyễn Thị Duyện cho thu nhập 70 triệu đồng/năm

Hiện Kỳ Thượng có hơn 150ha chè đang vào độ thu hoạch, với giá trị khoảng 150 triệu đồng/ha. Kỳ Thượng đã và đang phối hợp với Công ty chè Hà Tĩnh chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến chè nguyên liệu trên địa bàn xã, nhằm khuyến khích và phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.

 Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng Vũ Trung Tiến khẳng định: “Kỳ Thượng với địa hình chủ yếu là đồi núi, đây là vùng đất có tiềm năng, lợi thế để phát triển trồng cây lâu năm, cây có múi, cây nguyên liệu, đặc biệt là cây chè công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Xác định chương trình xây dựng NTM cốt lõi nhất là nâng cao đời sống cho nhân dân, đồng thời tạo ra cảnh quan môi trường xanh sạch, đẹp, vườn mẫu có hiệu quả kinh tế  nên thời gian qua, ngoài nỗ lực huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng thì việc khuyến khích, hỗ trợ bà con tiếp cận các chính sách ưu đãi để xây dựng các mô hình kinh tế, giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng nhất của mà đảng bộ và nhân dân xã Kỳ Thượng hướng đến”.

“Mặc dù cho đến tămhời điểm cuối năm 2016, Kỳ Thượng mới chỉ đạt 9 tiêu chí nông thôn mới, nhưng chúng tôi không chạy theo thành tích bởi xây dựng NTM chính là xây dựng cuộc sống mới cho quê hương cho mỗi người dân, vì thế phải bền vững, chậm nhưng mà chắc”. Đó là lời khẳng định của Bí thư - Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng.

Theo Trà Giang/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: kỳ thượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập501
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,166
  • Tổng lượt truy cập92,043,895
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây