Học tập đạo đức HCM

Làng nghề truyền thống chưa "mặn mà" với thương hiệu

Thứ năm - 20/11/2014 02:34
Thương hiệu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển cũng như định vị vị trí của sản phẩm làng nghề trên thị trường. Tuy nhiên, với 7 làng nghề và nghề được công nhận, hơn 20 làng nghề và nghề tạm được xem là truyền thống thì đến nay, Hà Tĩnh chưa có làng nghề nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể và tiến hành xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Vì đâu nên nỗi?

Tại thị trường nội tỉnh, các sản phẩm từ làng nghề truyền thống như nước mắm Kỳ Ninh (Kỳ Anh), đồ gỗ Thái Yên (Đức Thọ), mộc Tràng Đình (Can Lộc)… vẫn được khách hàng biết đến và ưa chuộng. Tuy nhiên, khi vươn ra thị trường ngoại tỉnh hoặc quốc tế, sản phẩm làng nghề của Hà Tĩnh vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa xây dựng thương hiệu nên không được đánh giá cao hoặc có thể bị làm giả, làm nhái và định giá thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại.

Làng nghề truyền thống chưa `mặn mà` với thương hiệu

Là một trong 7 làng nghề và nghề truyền thống vừa được công nhận, nhưng làng mộc Tràng Đình (Yên Hồ - Can Lộc) vẫn chưa xây dựng được thương hiệu riêng.

Chuyện các làng nghề không mấy mặn mà với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm có nhiều nguyên nhân, đầu tiên phải kể đến là tâm lý dựa dẫm vào truyền thống của chính những người làm nghề. Theo họ, vì đã có truyền thống lâu đời, nên sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của làng nghề mình, việc xây dựng thương hiệu là... không thật sự cần thiết. “Bây giờ vẫn cứ nhờ vào việc nghe tiếng tăm, người nọ truyền người kia để giới thiệu sản phẩm của mình, chứ làm thương hiệu thì còn xa lắm” - anh Cao Huy Tập (thợ mộc ở Yên Lộc, Can Lộc) giãi bày.

Bên cạnh đó, lối sản xuất thủ công, manh mún, nhỏ lẻ, phần nhiều là kinh doanh theo kiểu “mạnh ai nấy làm” nên sự gắn kết giữa các hộ trong làng nghề chưa cao cũng như chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường nếu có đơn hàng lớn. Hơn nữa, tâm lý coi làng nghề là của chung nên không ai mạnh dạn đứng ra làm “đầu tàu” để xây dựng.

Bà Võ Thị Nga - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh cho biết: “Làng sản xuất nước mắm Tam Hải - Kỳ Ninh trước đây được một số đơn vị hỗ trợ xây dựng thương hiệu nước mắm Tam Hải, đã thành lập Hiệp hội Chế biến nước mắm gồm 31 thành viên, nhưng đến nay, số thành viên tích cực sản xuất chỉ đếm trên đầu ngón tay. Việc sản xuất nhỏ lẻ, chưa mặn mà trong xây dựng và phát triển thương hiệu của các thành viên thời gian qua phần nào làm giảm uy tín của sản phẩm; chưa phát huy hết hiệu quả kinh tế do chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, lượng sản phẩm bán ra còn tùy thuộc vào từng thời điểm, mùa vụ… làm hạn chế khả năng phát triển của làng nghề”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, một rào cản khác làm khó việc xây dựng thương hiệu sản phẩm là tỷ lệ thành lập tổ chức làng nghề của các địa phương còn rất ít, hoặc có nhưng hoạt động chưa quy củ, cán bộ kiêm nhiệm nên việc xây dựng chương trình quảng bá, tiếp thị, xúc tiến thương mại… còn hạn chế.

Đi tìm lời giải

Ông Phan Văn Tứ - Giám đốc Trung tâm Khuyến công Hà Tĩnh cho biết: “Trong bối cảnh tự do hóa thương mại như hiện nay, để các làng nghề truyền thống của tỉnh phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu đang được xem là một trong những việc làm cần thiết và là hướng đi đúng. Khi xây dựng được thương hiệu sẽ tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn, đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu sẽ không phải qua các khâu trung gian hay dùng thương hiệu của đối tác khi xuất khẩu, từ đó, tăng giá trị và doanh thu cho làng nghề”.

Làng nghề truyền thống chưa `mặn mà` với thương hiệu

Mặc dù đã thành lập Hiệp hội chế biến nước mắm Tam Hải (Kỳ Thư) gồm 31 thành viên nhưng hiện chỉ có 5 thành viên hoạt động tích cực (trong ảnh: Cơ sở sản xuất của chị Nguyễn Thị Ninh ở thôn Tam Hải 1)

Từ thực tế đó, muốn xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề, trước mắt, cần nâng cao nhận thức của người làm nghề về tầm quan trọng của thương hiệu. Bên cạnh đó là sự đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề để mang lại những sản phẩm có chất lượng, khẳng định uy tín của đơn vị sản xuất cũng như tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tham gia triển lãm, hội chợ để quảng bá sản phẩm.

Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu làng nghề không chỉ chủ thể làng nghề “đơn thương độc mã” mà cần sự vào cuộc tích cực của các đơn vị chức năng. Thời gian qua, khá nhiều các chương trình hỗ trợ phát triển làng nghề, nghề truyền thống cũng như các hoạt động giao thương, hội chợ được xây dựng, tuy nhiên, chưa được các hộ sản xuất, cơ sở kinh doanh tận dụng tối đa.

Ông Trần Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng Quản lý công nghệ, Sở KH&CN Hà Tĩnh cho biết: “Các làng nghề cần quan tâm xác lập quyền bảo hộ đối với sản phẩm của mình, bởi khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đưa ra thị trường sẽ được quản lý chất lượng, yêu cầu về mẫu mã, tem nhãn theo quy trình nghiêm ngặt, khó bị làm giả, làm nhái. Hiện, sở đang xây dựng đề án hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ Hà Tĩnh để góp phần hỗ trợ làng nghề trong xây dựng thương hiệu”.

Thành Chung
Nguồn baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập789
  • Hôm nay67,679
  • Tháng hiện tại803,789
  • Tổng lượt truy cập93,181,453
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây