Học tập đạo đức HCM

Nghề trồng nấm ở Thạch Hà

Thứ hai - 04/06/2012 21:52
Nghề trồng nấm của bà con ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh đến nay có thể khẳng định là một nghề đánh thức cơ hội làm giàu, mở ra một hướng làm ăn mới cho người nông dân ở huyện nghèo này.

Thạch Hà là huyện bao quanh thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), có tổng diện tích đất tự nhiên 35.730,39 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 22.053 ha, chiếm 61,7% diện tích đất tự nhiên. Dân số cả huyện có 143.179 người với 80.371 lao động; đời sống của người dân huyện này chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, bình quân thu nhập trên đầu người thấp.

Để góp phần tạo việc làm cho người dân, huyện chủ trương du nhập nghề trồng nấm, sau 3 năm đầu triển khai thấy có kết quả khả quan; đến năm 2005, UBND huyện Thạch Hà đã đầu tư Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu với 6 tiêu chí đặt ra: xây dựng cơ sở sản xuất giống nấm và chế biến nấm ngay tại trung tâm huyện; tiếp nhận và làm chủ công nghệ nhân giống nấm cấp I, II, III; đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên và công nhân vận hành công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm; xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu; tổ chức sơ chế và chế biến nấm và tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm.

Được sự quan tâm và hỗ trợ kinh phí của Bộ KHCN, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Sở KH&CN, Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp, huyện Thạch Hà đã xây dựng được mô hình trồng nấm với quy mô bao gồm: 1 cơ sở sản xuất giống nấm đầy đủ trang thiết bị với công suất 50 tấn giống nấm các loại mỗi năm; 1 nhà máy chế biến nấm với công suất 500 tấn/năm cùng quy trình SX, chế biến các loại nấm: linh chi, mộc nhĩ, nấm sò, nấm mỡ, nấm trân châu, nấm đầu khỉ và nấm rơm… 

Qua quá trình thực hiện, đến nay cả huyện đã sản xuất và chế biến được 169 tấn nấm các loại, trong đó mô hình trồng nấm tập trung đạt 16 tấn; 153 tấn nấm thuộc các mô hình phân tán. Anh Nguyễn Văn Sáu - Phó GĐ Trung tâm chuyển giao KHCN của huyện phấn khởi cho biết: “Nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ hệ thống dự án nên mô hình trồng nấm thực sự đạt được kết quả ngoài sức tưởng tượng; được Hội đồng KHCN chuyên ngành cấp Nhà nước đánh giá thành công xuất sắc, bởi dự án đã thu hút hàng trăm hộ nông dân thuộc 12 xã, thị trấn của huyện Thạch Hà tham gia. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã chuyển giao công nghệ trồng nấm thương phẩm cho nhiều hộ nông dân ở các huyện khác như Hương Khê, TP Hà Tĩnh, Đức Thọ, Lộc Hà...; nguồn giống xuất ra còn phục vụ cho cả nông dân 2 tỉnh Nghệ An và Quảng Bình”.

Nghề trồng nấm còn cải tạo được môi trường xung quanh với việc biến nguồn bã thải trồng nấm thành phân hữu cơ phục vụ sản xuất rau an toàn và hoa lily; qua hơn 5 tháng áp dụng công nghệ này, dự án đã xử lý 3,5 tấn bã thải trồng nấm thành phân hữu cơ, xây dựng được 120m2 nhà lưới trồng hoa, trồng 1.000 cây hoa ly; trồng 500 cây bắp cải trên diện tích 120m2.
Dự án sản xuất nấm kết hợp mô hình sản xuất rau an toàn và hoa lily trên bã thải trồng nấm đã giải quyết được việc làm cho hàng chục công nhân và hàng trăm hộ dân trong huyện Thạch Hà và các huyện lân cận; đưa mức thu nhập bình quân người trồng nấm đạt 1-1,5triệu đồng/người/tháng.
Dự án sản xuất nấm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho người nông dân. Chị Trần Thị Minh - một người dân trồng nấm ở xóm Đông Tân – xã Thạch Tân (Thạch Hà) hồ hởi nói: “Cách đây gần 2 tháng, tôi dùng 2 tấn nguyên liệu để sản xuất nấm và đến nay tôi chỉ mới thu hoạch hơn một nửa nhưng cũng đã được 7 tạ nấm, bán ra với giá bình quân 10.000đ/kg, thu 7 triệu đồng, thật không ngờ trồng nấm lại cho thu nhập cao như vậy; mùa vụ tiếp theo tôi sẽ tiếp tục đưa mô hình trồng nấm này ra diện tích rộng hơn”.
Ông Đỗ Khoa Văn - Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà kiêm chủ nhiệm dự án phấn khởi cho biết: “Dự án sẽ tiếp tục phát triển sản xuất nấm trên quy mô toàn huyện; tập trung phát triển chủ yếu các loại nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm đến các hộ nông dân, khuyến khích phát triển nấm mộc nhĩ, nấm linh chi theo hướng trang trại, gia trại, phấn đấu đến năm 2015 huyện sẽ thu hút trên 2.000 hộ nông dân tham gia sản xuất nấm”.
 

Thanh Nga

Báo Nông nghiệp Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập585
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại736,469
  • Tổng lượt truy cập93,114,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây