Học tập đạo đức HCM

Nghi Xuân hướng đến một nền hành chính chuyên nghiệp hiện đại, vì người dân, vì doanh nghiệp.

Thứ ba - 27/12/2016 05:02
Huyện Nghi Xuân nằm phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh giáp với thành phố Vinh (Nghệ An), là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” được thiên nhiên ưu ái nằm trọn trong vòng tay của núi Hồng - Sông Lam với nhiều di tích danh thắng nổi tiếng, có sông, biển, đồi núi, đồng bằng. Nghi Xuân có 32 km bờ biển, có Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài khoảng 12 km, diện tích tự nhiên gần 220 km2; Dân số trên 10 vạn người. Đây là những tiềm năng thế mạnh để thu hút các dự án đầu tư.

Với vị trí đắc địa, Nghi Xuân đang tạo ra sức hút lớn cho các nhà đầu tư. Trong thời gian qua, huyện đã tiếp nhận hàng chục dự án đầu tư có quy mô lớn nên lượng giao dịch về thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng nhiều. Vì vậy, năm 2016 và những năm tiếp theo, Nghi Xuân xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, cải cách TTHC và hiện đại hóa nền hành chính là khâu đột phá.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 đã xác định cải cách hành chính là một trong 3 khâu đột phá chiến lược để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (gọi tắt là Nghị quyết 30c). Thực hiện mục tiêu này Nghi Xuân đã và đang có những bước đột phá mạnh mẽ, là một trong bốn huyện của Hà Tĩnh đăng ký thành lập Trung tâm hành chính công, với mục tiêu tiếp nhận, giải quyết 100% TTHC thuộc thẩm quyền của UBND huyện và một số TTHC của cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương như: Thuế, Bảo hiểm xã hội, Công an, Kho bạc một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Đồng thời, hướng dẫn, tổ chức cá nhân đến giải quyết TTHC; quản lý, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết TTHC theo đúng quy trình, thủ tục, thời gian quy định.

Với nhận thức UBND cấp huyện là đơn vị giữ vai trò chủ đạo trong thực thi các TTHC trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành, UBND huyện Nghi Xuân đã xây dựng Đề án, tổ chức đi nghiên cứu học tập mô hình ở các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, TP Đà Nẵng để đưa ra mô hình phù hợp với địa phương. Ngoài ra, UBND huyện còn chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông theo hướng xem đây là một công cụ hữu hiệu, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nhiệm vụ kiểm soát TTHC, các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được trang bị máy tính có kết nối internet, hạ tầng công nghệ thông tin được bố trí khoa học, hiện đại, ngoài phần mềm một cửa dùng chung, còn có phần mềm lấy số thứ tự, giám sát trả kết quả, thu phí, lệ phí, tra cứu thông tin, đánh giá sự hài lòng của tổ chức, công dân, phần mềm thông tin qua SMS, đồng thời có hệ thống camera giám sát; cung cấp hỗ trợ thêm các dịch vụ như tư vấn pháp lý, tư vấn TTHC, phôtô, scan, rút tiền tự động ATM. Sự ra đời của Trung tâm hành chính công kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá về cải cách TTHC, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết TTHC.

Đáng chú ý, chất lượng CCTTHC theo cơ chế “một cửa” được nâng lên, các quy trình bảo đảm nguyên tắc đơn giản, công khai, đúng luật, nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch. Huyện đã ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. Đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp huyện đến xã đều được bố trí đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và công dân khi đến giải quyết các TTHC. Các loại giấy tờ, hồ sơ đưa đến đều được cán bộ, công chức, nhân viên bộ phận “một cửa” nhanh chóng tiếp nhận, phân loại, thẩm định theo đúng quy định, chuyển đến các bộ phận chuyên môn giải quyết để trả kết quả cho tổ chức, công dân theo đúng thời gian quy định. Thời gian giải quyết hồ sơ đúng hạn, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân rõ ràng, mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận, cán bộ, công chức trong giải quyết công việc khá đồng bộ, chặt chẽ. Xây dựng môi trường làm việc công khai, minh bạch, văn minh, hiện đại. Đồng thời, giúp lãnh đạo các cấp kiểm tra, giám sát thường xuyên, kịp thời chỉ đạo giải quyết khó khăn vướng mắc.

Với những kết quả đạt được trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) càng cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Nghi Xuân trong việc xây dựng nền hành chính hiện đại. Với mục đích ứng dụng CNTT nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy hành chính, dù là huyện còn nghèo, nguồn lực kinh tế chưa mạnh song với nỗ lực không ngừng, Nghi Xuân đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tích cực huy động được hàng tỷ đồng để mua sắm máy vi tính cấp phát xuống tận cấp thôn, kết nối intennet, cung cấp địa chỉ IO nhằm từng bước giúp người dân tiếp cận làm quen với công nghệ và cập nhật thông tin quản lý nhà nước một cách nhanh nhất, từng bước triển khai thực hiện có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; tập trung đầu tư trang thiết bị, hạ tầng CNTT, nâng cấp Cổng thông tin điện tử.

Hiện nay, toàn huyện 100% phòng, ban, ngành và các xã, thị trấn thiết lập mạng máy tính nội bộ (mạng LAN); tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức cần sử dụng máy tính là 100%; 19/19 xã, thị trấn sử dụng phần mềm "văn bản điện tử" và triển khai chữ ký số để gửi và nhận văn bản. Các phần mềm ứng dụng dùng chung bước đầu sử dụng có hiệu quả, tạo nền móng ban đầu cho giai đoạn xây dựng "cơ quan điện tử" và tiến tới "chính quyền điện tử".

Việc đẩy mạnh thực hiện các TTHC ở Nghi Xuân đã tạo sự chuyển biến rõ nét về ý thức, năng lực trình độ xử lý TTHC; tạo môi trường hành chính thông thoáng, hiện đại, thể hiện được văn hóa giao tiếp, tư cách và phẩm chất tốt đẹp của cán bộ, công chức và sự hài lòng của người dân, của doanh nghiệp. Với những chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của người dân, chắc chắn Nghi Xuân sẽ có một nền hành chính chuyên nghiệp hiện đại, vì người dân, vì doanh nghiệp.

Nguyễn Hải Nam - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân
http://hatinh.dcs.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập357
  • Hôm nay49,514
  • Tháng hiện tại824,792
  • Tổng lượt truy cập91,998,521
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây