Chủ trương đúng chính sách kịp thời
Với việc ban hành Nghị quyết 02 và hàng năm dành hẳn “Tháng hành động vì DN”, Hà Tĩnh trở thành địa phương “đi trước một bước” trong đồng hành cùng DN. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể từng thời kỳ về phát triển DN, đồng thời tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo vì sự phát triển DN; xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động “Tháng thi đua hành động vì sự phát triển DN” nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 với những hoạt động cụ thể; kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện; ban hành quy chế xét tặng DN, doanh nhân tiêu biểu Hà Tĩnh.
Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy sợi Hồng Lĩnh Vinatex |
Cùng với đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, kích thích DN phát triển như: Quyết định số 30 ngày 12/7/2007 quy định một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DN; Quyết định số 09 ngày 30/5/2011 quy định chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; Quyết định số 43 ngày 15/8/2012 quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015.
Những chính sách được ban hành kịp thời nên nhiều DN đã không đơn độc; đặc biệt là trong “cơn lốc” lạm phát xảy ra từ năm 2011 đến nay, nhiều DN không bị tuột dốc và rơi xuống bờ vực phá sản. “Từ năm 2007 đến nay, tổng kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh lên đến trên 100 tỷ đồng/năm, tiếp sức cho hơn 150 DN tháo gỡ khó khăn vươn lên ổn định sản xuất” - Trưởng phòng Tài chính DN - Sở Tài chính Nguyễn Tân Mỹ khẳng định.
Nguồn lực mới tạo sức bật mới
Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Tĩnh - Dương Hồng Lĩnh cho rằng: “Nghị quyết 02 và các chính sách được thể chế hóa đã tăng thêm động lực và sức mạnh của đội ngũ DN tỉnh nhà. Kinh tế Hà Tĩnh theo đó cũng có bước nhảy vọt. Năm 2009, Hà Tĩnh lần đầu tiên gia nhập CLB 1.000 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2013, nguồn thu này đã tăng lên 4.280 tỷ đồng. Đó là minh chứng rõ nét cho dù những năm gần đây kinh tế nước nhà gặp rất nhiều khó khăn”.
Nghề rèn truyền thống ở Trung Lương (TX. Hồng Lĩnh) |
Trong 15 năm (1991-2005), toàn tỉnh mới chỉ có 868 DN nhưng từ năm 2006-2013 đã thành lập mới 2.762 DN, chi nhánh và văn phòng đại diện, đưa tổng số DN, chi nhánh và văn phòng đại diện của tỉnh đến ngày 1/5/2014 đạt con số 3.605, tăng 4,2 lần (chiếm 5% số lượng DN cả nước). Năm 2005, vốn bình quân là 1,5 tỷ đồng/DN, đến năm 2014 con số này đạt trên 5,5 tỷ đồng/DN. Năm 2005, có trên 37.000 lao động đang làm việc tại các DN, đến nay tăng gấp đôi với trên 64.000 lao động. Thu nhập bình quân đầu người từ 750.000 đồng/người/tháng (2005) nay ước đạt 3,5-4 triệu đồng/người/tháng. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 40 triệu USD, nhưng năm 2013 đạt 742 triệu USD. Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các DN chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: xây lắp thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, ngành nghề kinh doanh mới bắt đầu xuất hiện như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, giấy và bao bì, du lịch sinh thái…
Như vậy, có thể khẳng định, Nghị quyết 02 đã thổi luồng sinh khí mới cho DN nắm bắt cơ hội để trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Môi trường hoạt động rộng mở, thuận lợi hơn với DN, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng.
HOÀI NAM
Baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;