Học tập đạo đức HCM

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký: Đón bắt thời cơ, hóa giải t

Thứ hai - 03/09/2018 03:09
Với trải nghiệm của bản thân trong quá trình công tác và qua việc đúc rút lý luận, soi chiếu thực tiễn hiện nay của Hà Tĩnh, các cán bộ lão thành của tỉnh ta đã có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, sâu sắc vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký là một trong số đó.

Nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trò chuyện với ông về những tiềm năng, cơ hội phát triển của Hà Tĩnh trong những năm tới.

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký: Đón bắt thời cơ, hóa giải thách thức, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vữngNguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký

- PV: Từng trải qua nhiều thời kỳ phát triển của đất nước và tỉnh nhà, lại có thời gian để nhìn Hà Tĩnh dưới góc nhìn xa hơn, rộng hơn, ông đánh giá tình hình Hà Tĩnh hiện nay như thế nào, đặc biệt là cơ hội phát triển?

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký: Những trải nghiệm, trăn trở về sự phát triển đi lên của Hà Tĩnh, tôi đã viết trong 2 cuốn sách: “Góp nhặt gần xa” và “Góp nhặt rông dài”. Một vài lần tôi cũng đã phát biểu trong các cuộc gặp mặt mà lãnh đạo tỉnh mời. Tôi đã nhìn Hà Tĩnh dưới 2 cách nhìn.

Thứ nhất, nói về khó khăn: Điều này, nhiều người đã biết. Như vị trí địa lý không phải là khu vực trung tâm, địa hình dốc, nhiều sông lớn và nhiều vùng trũng nên lũ lụt đến nhanh và ngập sâu. Dân Hà Tĩnh chủ yếu thuần nông nên chậm phát triển về công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Vì vậy, Hà Tĩnh chưa phải là vùng kinh tế của cả nước.

Thứ hai, về thuận lợi: Tôi cho rằng, thuận lợi là cơ bản vì ít tỉnh nào có điều kiện như Hà Tĩnh. Có thể coi Hà Tĩnh như một Việt Nam thu nhỏ vì cả nước có gì thì Hà Tĩnh có cái đó: Rừng, biển, cửa khẩu, cảng biển v.v... Đó là những tiềm năng lớn. Nhưng còn một tiềm năng lớn hơn là con người. Từ xưa đến nay, Hà Tĩnh là đất học, từng cung cấp cho đất nước nhiều hiền tài. Nói đến Hà Tĩnh là nói đến văn chương khoa bảng. Đây mới thật sự là nguồn lực quý giá và lâu dài của Hà Tĩnh.

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký: Đón bắt thời cơ, hóa giải thách thức, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vữngKKT Vũng Áng là đầu tàu phát triển kinh tế của Hà Tĩnh

- PV: Ông có thể nói sâu hơn về định hướng phát triển của tỉnh trên một số lĩnh vực?

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký: Biến thuận lợi thành lợi thế phát triển và tìm cách hóa giải những khó khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay cũng coi như chúng ta đã tạo ra cơ hội cho chính mình.

Chúng ta đã hình thành được Khu kinh tế Vũng Áng. Đây là động lực phát triển KT-XH của Hà Tĩnh. Nên phát huy lợi thế của nó. Riêng về dự án mỏ sắt Thạch Khê, chúng ta tiếp tục kiên quyết đề nghị Chính phủ không khai thác nữa, chứ không phải là dừng.

Về công nghiệp chế biến và phụ trợ: Nên phát triển các mô hình chế biến kiểu như nhà máy gỗ MDF ở Vũ Quang, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ở Nghi Xuân, các cơ sở chế biến thủy hải sản… Với điều kiện là phải điều chỉnh quy hoạch sắt thép, nhiệt điện.

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký: Đón bắt thời cơ, hóa giải thách thức, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vữngNông nghiệp Hà Tĩnh trở thành trụ đỡ trong nông nghiệp - nông thôn

Về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới chúng ta đã thành công nhưng cần phát triển nông nghiệp hàng hóa, sản xuất theo nhu cầu thị trường. Hà Tĩnh có hàng vạn héc-ta đất đồi để trồng cây ăn quả và dược liệu, có nguồn nước tưới, nên khuyến khích và thu hút các dự án đầu tư theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, gắn kết từ sản xuất đến tiêu thụ thành chuỗi giá trị. Cần phát huy lợi thế về khai thác hải sản của 4 cửa khẩu; sản xuất, chế biến phải chú ý thương hiệu hải sản Hà Tĩnh. Ta đã từng có những thương hiệu hải sản lớn nổi tiếng nhưng nay đã bị mai một, đơn cử như nước mắm bà Thắm - Nhượng Bạn...

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký: Đón bắt thời cơ, hóa giải thách thức, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vữngDu lịch Hà Tĩnh ngày càng hấp dẫn du khách

Về du lịch, phải có quy hoạch đảm bảo hạ tầng cho du lịch biển phát triển. Ngoài du lịch biển, cần phát triển những loại hình du lịch khác vì chúng ta có rừng tự nhiên, nước suối nóng Sơn Kim, Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông… Cần phát triển du lịch rừng và sông nước, làm sao để mùa hè xuống biển, mùa đông lên núi. Tôi được biết, hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt dự án trùng tu tôn tạo Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, đang mời gọi đầu tư. Muốn xây dựng Công viên Truyện Kiều và trùng tu, tôn tạo, mở rộng Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du thì cần có cơ chế cho doanh nghiệp vào đầu tư như thuê đất lâu dài, giảm thuế…

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký: Đón bắt thời cơ, hóa giải thách thức, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vữngThành phố Hà Tĩnh chạm đích đô thị loại 2. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

- P.V: Ông từng nói tiềm lực con người rất to lớn, quý giá và lâu dài của Hà Tĩnh. Vậy, chúng ta phải khai thác tiềm lực này trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ký: Phát triển tiềm lực con người là để tạo đà, tạo cơ hội cho Hà Tĩnh đi lên, vì nó là nguồn lực không bao giờ suy kiệt, càng khai thác càng tăng lên. Phải đặt nguồn lực này lên hàng đầu.

Có 2 yếu tố, đó là người đang sinh sống tại Hà Tĩnh và người Hà Tĩnh ở muôn phương. Với người Hà Tĩnh tại quê hương, nên chú trọng phát huy năng lực, sở trường cá nhân và năng lực vận hành của bộ máy. Với người Hà Tĩnh ở muôn phương, lâu nay, chúng ta đã khai thác tốt nguồn lực này để xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị nhưng phải tập hợp, khai thác tốt hơn nữa trí tuệ, công sức, tiền của của họ để góp phần đưa Hà Tĩnh phát triển.

- P.V: Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Ký hiện đã 77 tuổi đời, 55 năm tuổi Đảng. Sau quá trình công tác ở Kỳ Anh, ông được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, giữ chức Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách nông nghiệp, nông thôn.

Năm 1991 tách tỉnh Nghệ Tĩnh, ông được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Đến năm 1996, ông được điều ra Hà Nội làm Tổ phó Tổ Chuyên gia cải cách hành chính của Chính phủ, rồi làm Phó Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng (thời kỳ Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải) cho đến lúc nghỉ hưu.

Hiện ông sinh sống tại phường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh).

Theo Minh Huệ/baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập846
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại743,278
  • Tổng lượt truy cập93,120,942
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây