Học tập đạo đức HCM

Nhiều hồ đập xuống cấp nghiêm trọng trước mùa mưa lũ

Chủ nhật - 29/07/2018 03:59
Nhiều hồ đập ở Hà Tĩnh xây dựng lâu năm hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn trong mùa mưa lũ. Trong khi nguồn kinh phí để đầu tư sửa chữa hạn hẹp là một thách thức lớn đối với Công ty TN

Năm 2005, hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ - Cẩm Xuyên) được Dự án WB3 nâng cấp, sửa chữa, gia cố mái thượng lưu đập chính bằng bê tông cốt thép từ cao trình +24.50m đến cao trình + 36.00m. Từ cao trình +24.50m trở xuống cao trình +17,0m chưa được gia cố, hiện các tấm lát đã hư hỏng, không còn khả năng giữ đất chân thượng lưu mái đập chính.

Ở cao trình +23.00m xuất hiện dòng thấm tiểm ẩn gây an toàn đập; van đĩa số 2 gian thủy nông bị hỏng, không vận hành được; mặt đập phụ II không có rãnh tiêu nước, khi gặp mưa lớn gây xói lở mái hạ lưu đập...

Nhiều hồ đập xuống cấp nghiêm trọng trước mùa mưa lũĐể nâng cấp các hạng mục công trình hồ Kẻ Gỗ cần một nguồn kinh phí lớn

Tương tự, đập Cha Chạm (xã Gia Phố - Hương Khê) đang báo động mất an toàn trong mùa mưa lũ. Mặt đập hẹp, cao trình đỉnh đập thấp, một số nơi bị sạt lở. Nếu lượng mưa > 200mm, nước có nguy cơ tràn qua đập có thể gây đổ vỡ công trình. Năm 2015, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã hạ thấp và mở rộng cao trình đỉnh tràn, tạm thời tích nước thấp hơn thiết kế để đảm bảo an toàn.

Nhiều hồ đập xuống cấp nghiêm trọng trước mùa mưa lũĐập Cha Chạm (xã Gia Phố - Hương Khê) đang báo động mất an toàn trong mùa mưa lũ

Ông Đặng Hòa Bình, Trưởng phòng Quản lý – Khai thác, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết: “Công ty hiện quản lý, vận hành 32 hồ chứa, 5 đập dâng, 1 cống ngăn mặn giữ ngọt và hệ thống kênh mương thuộc các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Kỳ Anh, TX Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh. Hiện, nhiều hồ đập được xây dựng từ lâu, đặc biệt ở vùng Hương Khê như: Hồ Đập Làng, hồ Mục Bài, đập Ma Leng... do tác động của thiên tai, bão lũ đã xuống cấp nghiêm trọng. Thân đập bị thấm, cống lấy nước bị rò rỉ nhiều, tràn xả lũ hẹp và chưa được gia cố nên các công trình này không bảo đảm an toàn, tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra sự cố. Hơn nữa, các công trình xây dựng trong điều kiện khảo sát, thiết kế, thi công lạc hậu, không đồng bộ, một số chỉ tiêu kỹ thuật không còn phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, lại chưa được nâng cấp, sửa chữa nên khó khăn trong quản lý an toàn hồ đập”.

Nhiều hồ đập xuống cấp nghiêm trọng trước mùa mưa lũĐập Nước Vàng (xã Hương Liên - Hương Khê) thân đập yếu, tràn xã lũ bị rò nước

Để đảm bảo an toàn, trước mùa mưa bão, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đã thành lập hội đồng kỹ thuật kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình, phát hiện hư hỏng, những tiềm ẩn gây sự cố công trình. Đồng thời, lập hồ sơ, triển khai sửa chữa, khắc phục kịp thời đảm bảo an toàn tuyệt đối các công trình. Theo đó, đơn vị đã đắp 2.944 mđất, bê tông các loại 45 mtại các hồ đập.

Nhiều hồ đập xuống cấp nghiêm trọng trước mùa mưa lũHồ Bộc Nguyên đang được Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh nâng cấp

Ngoài ra, công ty huy động nhân lực thường trực 24/24h tại các công trình đầu mối, vị trí xung yếu suốt mùa mưa lũ. Thường xuyên kiểm tra, quan trắc, theo dõi diễn biến tại công trình để kịp thời ứng cứu; đo mực nước, lượng mưa tại các hồ chứa; đo lũ hạ du vận hành điều tiết nước qua tràn xả sâu theo đúng quy trình; điều tiết hồ chứa và phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, giảm thiểu tối đa ngập lụt hạ du.

Nhiều hồ đập xuống cấp nghiêm trọng trước mùa mưa lũTừ năm 2010 - 2016, hồ Sông Rác được sửa chữa, nâng cấp, hiện đã cơ bản đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Ông Trịnh Xuân Cần – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh kiến nghị: “Nhiều hồ đập xuống cấp nghiêm trọng, đòi hỏi nguồn kinh phí sửa chữa lớn, trong khi kinh phí của công ty đang hạn hẹp. Chúng tôi đề nghị tỉnh, Sở NN&PTNT, các ban, ngành liên quan xem xét, bố trí chương trình, dự án sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn lâu dài, nhất là với các công trình trọng điểm, xung yếu như: Hồ Kẻ Gỗ, Sông Rác, Nước Đỏ, Cha Chạm, đập Ma Leng... Các công trình do Sở NN&PTNT, UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư, đề nghị Sở chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão năm 2018 khi chưa bàn giao cho đơn vị quản lý”.

Tác giả bài viết: Theo Thu Phương/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại750,316
  • Tổng lượt truy cập93,127,980
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây