Học tập đạo đức HCM

Những điểm sáng Agribank Hà Tĩnh

Thứ năm - 02/02/2017 20:06
Đồng vốn của Agribank đã và đang phát huy hiệu quả ở mảnh đất còn nhiều khó khăn như Hà Tĩnh.

Từ tiếp sức cho nông dân làm giàu…

Hà Tĩnh - vùng đất địa linh, nhân kiệt từng sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Những năm gần đây, kinh tế địa phương liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt trên 18%... Đóng góp vào bước đổi thay đó, có những nỗ lực của cán bộ, nhân viên Agribank Hà Tĩnh.

Được biết, trên địa bàn Hà Tĩnh có khoảng 5.600 mô hình nông nghiệp, trong số đó hơn nửa do Agribank Hà Tĩnh trực tiếp hỗ trợ vốn vay. Vốn từ Agribank được tập trung chủ yếu đầu tư phát triển sản phẩm hàng hoá chủ lực của địa phương như, chăn nuôi bò, hươu, lợn, nuôi tôm, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp, trồng rau sạch, đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

Mô hình trồng cam từ vốn vay của Agribank ở huyện Vũ Quang

Để mục sở thị hiệu quả nguồn vốn từ Agribank Hà Tĩnh chúng tôi đến gia đình anh Lê Khánh Toàn ở xóm 6, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang. Đây là một trong những hộ vay vốn từ Agribank đầu tư trang trại, làm giàu từ trồng cam. Trò chuyện với chúng tôi, anh Toàn chia sẻ, sau nhiều năm chật vật mưu sinh bằng đủ nghề nhưng vẫn khó khăn.

Năm 2011 nhận thấy vùng đất này phù hợp với cây cam, hai vợ chồng anh quyết định vay Agribank Vũ Quang hơn 200 triệu đồng để trồng cam. Vất vả, khó khăn đủ bề nhưng trời không phụ lòng người, đến nay gia đình anh đã có trang trại trồng cam rộng 9 ha với khoảng gần 2.000 gốc cam bù, cam chanh. Mỗi năm thu hoạch từ trang trại khoảng 800 tấn cam các loại, trừ hết các chi phí cũng cho thu nhập xấp xỉ hàng trăm triệu đồng.

Ngược lên Hương Sơn, nơi có nhiều hộ nông dân vươn lên trở thành tỷ phú từ chính đất đồi quê hương với những trang trại nuôi heo, nuôi hươu… Chúng tôi đến một trong những trang trại “khủng” nhất ở Hương Sơn là của ông Lê Xuân Bính ở xã Xuân Long. Năm 2012, ông Bính vay Agribank Hương Sơn số tiền 3,3 tỷ đồng cùng với vốn tự có đầu tư trang trại nuôi đến 450 lợn nái. Đến nay, doanh thu mỗi tháng từ trang trại đạt hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí còn lời ròng khoảng 170 triệu đồng/tháng. Đồng thời, giải quyết việc làm thường xuyên cho 14 lao động ở địa phương với mức thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng…

Ngoài hai trang trại trên, còn có thể kể đến nhiều mô hình sản xuất “phất” lên từ vốn vay Agribank Hà Tĩnh. Đơn cử như mô hình chăn nuôi tổng hợp, doanh thu hàng năm 10 tỷ đồng của gia đình ông Lê Văn Bình ở Nghi Xuân; rồi mô hình chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Như Chiến ở Cẩm Xuyên cũng có doanh thu hàng năm lên đến gần 8 tỷ đồng.

Để hỗ trợ người dân địa phương vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình, chi nhánh Agribank Hà Tĩnh đã và đang tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất, đưa nguồn vốn rẻ đến với từng khách hàng, nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Diên, Giám đốc Agribank Hà Tĩnh chia sẻ, gần đây Hà Tĩnh liên tục ban hành các chính sách hỗ trợ lãi suất cho các hộ, các mô hình kinh tế nông nghiệp. Nhờ bám vào các chính sách này để tư vấn, động viên các hộ vay vốn, Agribank Hà Tĩnh đã đẩy mạnh được dư nợ, đặc biệt hỗ trợ cho bà con vươn lên làm giàu bằng vốn vay NH. Chi nhánh luôn phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể trong đó chủ lực là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ trong thực hiện các nghị quyết liên tịch để chuyển tải vốn đến từng hộ dân.

Bên cạnh đó là những nỗ lực từ người đứng đầu chi nhánh xuống tận cán bộ tín dụng luôn bám sát địa bàn, cùng đồng hành với khách hàng vay vốn. Những nỗ lực này góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Tĩnh, xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh tế như anh Toàn, ông Bính... đã và đang làm giàu trên mảnh đất quê hương Hà Tĩnh.

... kịp thời sẻ chia khó khăn

Bên cạnh việc hỗ trợ khách hàng làm giàu Agribank Hà Tĩnh còn để lại những dấu ấn với chính quyền và nhân dân địa phương bởi những việc làm đầy nghĩa tình. Đặc biệt, trong những thời điểm khách hàng gặp sự cố, gian nan khó khăn nhất NH luôn đồng hành cùng bà con.

Năm 2016 vừa qua, sau sự cố môi trường biển cùng với các tỉnh khu vực bắc miền Trung, Hà Tĩnh phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Trên địa bàn tỉnh có 9 TCTD có cho vay ngư dân, cơ sở kinh doanh, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản... bị thiệt hại trực tiếp hoặc ảnh hưởng gián tiếp, với tổng dư nợ khoảng hơn 226 tỷ đồng. Trong đó, Agribank là NH bị ảnh hưởng hàng đầu bởi sự cố về môi trường. Tuy ảnh hưởng nặng nề, song vượt qua những khó khăn của mình, Agribank Hà Tĩnh tích cực phối hợp cùng chính quyền địa phương, hỗ trợ bà con sớm vượt qua cơn hoạn nạn.

Bà Nguyễn Thị Diên cho biết thêm, ngay sau khi xảy ra sự cố, chi nhánh đã thực hiện miễn giảm lãi cho các hộ vay bị ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp; Cơ cấu lại nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ gốc, lãi nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ổn định tài chính. Đồng thời, NH tích cực cho vay mới khi khách hàng chuyển đổi ngành nghề.

Tại Cẩm Nhượng, một xã miền biển của huyện Cẩm Xuyên, nơi có bãi biển Thiên Cầm nổi tiếng, chúng tôi tìm đến gia đình ngư dân Nguyễn Trọng Việt, chủ tàu cá HT 90223. Nhắc đến món nợ 380 triệu đồng với Agribank Cẩm Xuyên vay để đóng tàu, ông Việt cho biết gia đình sẽ rất khó khăn nếu không được NH miễn lãi khi tàu đang phải chịu cảnh nằm bờ. Trước đó, khi đóng mới con tàu này, Agribank đã tạo điều kiện để chúng tôi được vay vốn, hưởng lãi suất ưu đãi. Nay gặp rủi ro, chúng tôi lại được tiếp sức, sẻ chia khó khăn để sớm vượt qua khó khăn.

Cũng được Agribank kịp thời hỗ trợ vào những thời điểm khó khăn nhất là gia đình anh Nguyễn Thái Bảo ở xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh. Đây là một trong những khách hàng bị thiệt hại nặng nề do nguồn nước bị nhiễm độc sau sự cố, chỉ trong một ngày hơn 4.000 con cá hồng, cá chẽm đang phát triển bình thường, khi thủy triều lên đẩy nước biển vào thì bất ngờ nên chết nổi hàng loạt. Ngay sau đó, ao nuôi tôm thẻ chân trắng và cua cũng chết hàng loạt do môi trường nhiễm độc.

Món nợ từ Agribank gần 300 triệu đồng đầu tư nuôi cá bỗng chốc trở thành gánh nặng. Đang lúc chán nản định “treo ao”, thì anh được cán bộ tín dụng Agribank Kỳ Anh đến động viên để tiếp tục làm ăn. Sau khi xử lý lại hệ thống ao, anh đã được NH miễn lãi khoản vay cũ, đồng thời cho vay mới 150 triệu đồng để tiếp tục thả 10 vạn tôm giống thẻ chân trắng và cá mú.

Sau sự cố môi trường, với nghĩa tình và trách nhiệm của một TCTD chủ lực phục vụ tam nông, ngoài việc tiếp sức cho khách hàng, Agribank còn tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ an sinh xã hội. NH đã trao đến tay những hộ ở các huyện vùng biển 32 tấn gạo, 5 tỷ đồng... giúp bà con sớm vượt khó, khôi phục sản xuất. Mới đây nhất, sau cơn lũ hồi tháng 10 và tháng 11/2016 vừa qua nhiều nơi ở Hà Tĩnh chìm trong biển nước, cuộc sống của nhiều hộ gia đình vốn đã vất vả lại càng khánh kiệt hơn.

Trong hoàn cảnh này, bà Nguyễn Thị Diên chia sẻ, Agribank Hà Tĩnh luôn đau đáu với những mất mát của người nông dân mỗi khi thiên tai, bão lũ ập đến. Ngay sau cơn lũ đại diện Agribank đã trao tặng địa phương 20 tỷ đồng xây dựng 4 trường học, mỗi trường 5 tỷ đồng. Đây là những nghĩa cử cao đẹp của cán bộ, viên chức và người lao động Agribank đối với người dân vừa góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp các địa phương sớm hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Có thể khẳng định, đồng vốn của Agribank đã và đang phát huy hiệu quả ở mảnh đất còn nhiều khó khăn như Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, những đóng góp trong các hoạt động an sinh xã hội, tất thảy đã tạo nên dấu ấn Agribank, luôn được các cấp ủy, chính quyền lẫn người dân ở vùng đất núi Hồng, sông La trao gửi niềm tin.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập388
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,112
  • Tổng lượt truy cập92,030,841
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây