Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới chưa phải là đích cuối cùng

Thứ ba - 20/05/2014 06:41

Nông thôn mới chưa phải là đích cuối cùng

Vốn được giao chỉ tiêu về đích trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) vào năm 2015, thế nhưng Đảng bộ và nhân dân xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) đã làm được một cuộc "cách mạng” mang tính bứt phá, trở thành 1 trong 7 xã cán đích đầu tiên ở Hà Tĩnh trong năm 2013. Quan trọng hơn, với người dân nơi đây thì việc đạt 19 tiêu chí trong xây dựng NTM chưa phải là đích cuối cùng mà họ muốn vươn đến
 
 
Theo ông Đặng Quốc Hải, Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, cái làm được đầu tiên, có ý nghĩa lớn nhất của xã Cẩm Bình trong XDNTM đó là xây dựng thành công "cánh đồng mẫu lớn”, thứ hai là chăn nuôi lợn thương phẩm quy mô lớn, thứ ba là xây dựng kết cấu hạ tầng. Từ đó, đã biến Cẩm Bình từ một xã thuần nông vốn dĩ gặp nhiều khó khăn về kinh tế trở thành xã về đích NTM đầu tiên ở Hà Tĩnh và là xã có nhiều cái nhất.
 
Từ chỗ cơ cấu hàng chục giống lúa trên 426ha diện tích, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn trong năm 2012, người dân xã Cẩm Bình đã gieo độc một loại giống là VTNA2 cho năng suất 57 tạ/ha. Từ đây, người dân Cẩm Bình đã làm nên một cuộc "cách mạng” trong sản xuất nông nghiệp, đối với họ "cánh đồng mẫu lớn” không còn là chuyện xa lạ mà chính mỗi người dân đã tự tạo cho riêng mình một cánh đồng. Nhờ làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà bình thu nhập của nhân dân xã Cẩm Bình đã tăng lên vượt bậc, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 945,3kg/người/năm nhưng đến năm 2013 đã đạt 1.000 kg/người/năm, thu nhập bình quân từ 20,9 triệu đồng/người/năm đến nay đã tăng lên 27,9 triệu đồng/người/năm. Cẩm Bình trở thành xã có thu nhập bình quân đầu người cao nhất tỉnh và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng thuộc top đầu (14% năm 2013), đây là những con số đáng mơ ước của nhiều xã trong toàn tỉnh Hà Tĩnh.
 
Chăn nuôi của Cẩm Bình cũng phát triển không kém, thậm chí thu nhập trong chăn nuôi còn cao hơn trồng trọt. Hiện tại, Cẩm Bình đã thành lập 3 hợp tác xã chăn nuôi, xây dựng 3 khu chăn nuôi với quy mô  500 con trên lứa, có trên 550 hộ chăn nuôi mỗi lứa 20 con, mỗi năm 3 lứa. Hiện nay tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 66%. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng /năm. 
 
Con đường xây dựng NTM của Cẩm Bình cũng không hề bằng phẳng và dễ dàng, bởi đây là xã thuần nông như bao vùng miền khác. Thế nhưng sách lược, chiến lược, hướng đi của Cẩm Bình có những cái "khác người” nên đã cán đích trước 2 năm. Và đích đến cuối cùng của xã Cẩm Bình không chỉ dừng lại ở việc đạt 19 tiêu chí.
 
Ông Đặng Quốc Hải chia sẻ: "Tiêu chí khó đạt và cần nhiều nguồn lực nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc huy động nguồn lực trong dân là yếu tố quyết định thành bại của tiêu chí này, vì vậy cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để tìm giải pháp thực hiện. Bằng sự nỗ lực của Đảng bộ và sự ủng hộ nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân, Cẩm Bình đã thành công tiêu chí này một cách nhanh chóng. Chúng tôi đã huy động hơn 63,8 nghìn ngày công; vận động nhân dân hiến gần 90 nghìn m2 đất, 742m tường rào kiên cố, hàng ngàn cây cối các loại... Có hộ hiến hơn 200m2 đất, gần 100 m tường rào kiên cố trị giá trên 100 triệu đồng. Trong 3 năm qua, xã đã làm được 14,4km đường trục xã, liên xã; 11,6km đường trục chính thôn; 21,5km đường ngõ xóm; 22,48km đường trục chính nội đồng 22,48km”.
 
Điều quan trọng nhất, xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định sự thành bại của NTM ở Cẩm Bình đó là tạo được sự đồng thuận trong nhân dân vì "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Cẩm Bình phải mất 132 tỷ đồng để xây dựng thành công NTM, trong đó người dân tự nguyện đóng góp 25 tỷ đồng (chiếm gần 20%), còn lại là vốn lồng ghép. Bài học được rút ra ở Cẩm Bình là coi trọng công tác tuyên truyền; biết nắm thời cơ, bước đi phải sáng tạo; công khai, minh bạch các nguồn vốn đầu tư với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn. 
 
"Đến nay, xã đã hoàn thành xuất sắc 19 tiêu chí nhưng đích đến cuối cùng  của cán bộ và nhân dân Cẩm Bình không chỉ dừng lại ở đó mà là quyết tâm giữ vững các tiêu chí, xây dựng một xã hội phồn vinh, phát triển trong đó người dân là người hưởng lợi đầu tiên. Chặng đường tiếp theo hứa hẹn sẽ có thêm nhiều dấu ấn”,  ông Hải nhấn mạnh.
Hạnh Nguyên
Nguồn daidoanket.vn
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại853,868
  • Tổng lượt truy cập93,231,532
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây