Học tập đạo đức HCM

Phát huy hiệu quả các nguồn viện trợ phi chính phủ

Thứ tư - 12/02/2014 02:50

Phát huy hiệu quả các nguồn viện trợ phi chính phủ

Dù mới được triển khai chưa lâu nhưng Dự án Tăng cường năng lực và tiếp cận cộng đồng do Quỹ Australia vì nhân dân châu Á Thái Bình Dương (AFAP) tài trợ triển khai trên địa bàn 8 xã của huyện Vũ Quang đã phát huy hiệu quả.
 
Phát huy hiệu quả các nguồn viện trợ phi chính phủ
Tuy các dự án có quy mô nhỏ nhưng đã mang lại hiệu quả to lớn và lợi ích thiết thực cho người dân

Ban đầu, dự án chỉ đầu tư nhỏ và dừng lại ở mức độ xem xét, đánh giá việc thực hiện 8 mục tiêu thiên niên kỷ, nhưng khi thí điểm thành công, nhà tài trợ đã tiếp tục hỗ trợ dài hơn. Dù gặp những khó khăn nhất định nhưng với sự điều hành linh hoạt, kinh nghiệm của cơ quan tiếp nhận và thực hiện nên các vướng mắc đã được khắc phục, các nội dung được triển khai đúng lộ trình, những đối tượng trong “vùng phủ sóng” đã được hưởng lợi.

Theo đó, ngoài công tác truyền thông về biến đổi khí hậu (BĐKH) thì các thể chế, tổ chức cộng đồng đã được bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực. Các nguồn khác ngoài dự án cũng đã được tận dụng, lồng ghép để hỗ trợ người dân tham gia giám sát các công trình đầu tư công, đánh giá các dịch vụ công. Song, nổi bật nhất là dự án đã góp phần giúp đối tượng hưởng lợi tạo sinh kế một cách bền vững.

Giám đốc Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh Lê Văn Định cho biết: “Dù dự án mới được triển khai nhưng bước đầu đã giúp tăng cường tính tự chủ, từng bước hạn chế tư tưởng ỷ lại, thụ động của các đối tượng hưởng lợi trong phát triển kinh tế, nắm bắt KHKT, tiếp cận thị trường. Với phương thức cho vay lãi suất thấp và quay vòng trong các đối tượng, dự án đã cho 6 nhóm phụ nữ ở 3 xã (mỗi nhóm 6 - 15 hộ) vay nuôi gà thả vườn với mức từ 32-40 triệu đồng/nhóm. Ngoài xây dựng các mô hình nuôi thỏ thí điểm thì dự án này cũng đang tiếp tục đầu tư mang tính kế thừa các dự án trước đây ở 7 HTX nuôi ong trên địa bàn. Hiện các HTX này từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối thị trường, mở rộng các thành viên và quy mô đàn ong, hướng dẫn kỹ thuật nuôi...”.

Cũng như nhiều dự án phi chính phủ khác đang triển khai trên địa bàn, dự án “Áp dụng chuỗi giá trị cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh BĐKH và thiên tai ở tỉnh Hà Tĩnh” với sự hỗ trợ của tổ chức Manos Unidas (Tây Ban Nha) cũng đã và đang mang đến những ý nghĩa to lớn cho người dân vùng hưởng lợi. Đây là dự án có mục đích cải thiện sinh kế bền vững cho những nông dân nghèo vùng lũ trong bối cảnh BĐKH và thiên tai diễn biến khó lường, do UBND huyện Can Lộc tiếp nhận và triển khai.

Dự án được thực hiện trong 3 năm với tổng mức hỗ trợ 551.574 USD tại các xã Vĩnh Lộc, Vượng Lộc và Khánh Lộc. Sau hơn 1 năm thực hiện, nhận thức của người dân vùng hưởng lợi về công tác phòng chống thiên tai từng bước chuyển biến, công tác chuẩn bị khi có thông tin xẩy ra các đợt bão lũ đã được nhân dân quan tâm hơn, hậu quả thiên tai được hạn chế hơn. Đặc biệt, dự án giúp xây dựng, thử nghiệm các mô hình sản xuất thích ứng với BĐKH, thiên tai trên địa bàn, tiêu biểu là mô hình “Đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn” - một phương thức nuôi cho hiệu quả kinh tế cao nhưng không có mùi hôi; đưa giống lúa NA.R5 vào sản xuất.

Đánh giá về giống lúa mới, chị Nguyễn Thị Hiếu - cán bộ dự án thôn Vân Cửu (Khánh Lộc) cho biết: “Giống lúa NA.R5 đang được trồng thí điểm ở 13/100 hộ trong thôn và dự kiến sẽ nhân rộng ra nhiều hộ khác. Trước đây, sản xuất vụ đông xuân khi lúa chưa thu hoạch thì mưa lũ đã về, gây thiệt hại cho mùa màng và ảnh hưởng đến công sức lao động của bà con nông dân. Giờ sản xuất giống mới này, chúng tôi có thể gặt trước khi mưa lũ vì đây là loại giống lúa ngắn ngày nhưng lại cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, có khả năng chịu hạn và chịu lụt cao”...

Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, tỉnh ta không ngừng nỗ lực hợp tác, tiếp tục vận động viện trợ, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn giúp đỡ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Trong năm, toàn tỉnh đã kêu gọi, vận động được 38 chương trình, dự án phi chính phủ với tổng giá trị viện trợ trên 6 triệu USD. Tuy các dự án có quy mô nhỏ nhưng đã mang lại hiệu quả to lớn và lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, nơi đặc biệt khó khăn và thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai. Qua đó góp phần giúp các địa phương từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH...

TIẾN DŨNG
theo baohatinh.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại835,482
  • Tổng lượt truy cập92,009,211
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây