Học tập đạo đức HCM

Phát triển bền vững cây cao-su trên đất Hà Tĩnh

Thứ hai - 04/03/2013 19:38
Vào thời điểm 1996-1998, lâm trường trồng rừng Truông Bát rơi vào "khủng hoảng". Hàng trăm công nhân thiếu việc làm và được cho "tùy nghi di tản", miễn sao người lao động có tiền đóng nộp bảo hiểm xã hội để chờ đợi đủ niên hạn về hưu.

Không ít đối tượng nghỉ thôi việc theo chế độ hưởng trợ cấp một lần. Tư tưởng người lao động chán nản, bi quan, cán bộ làm công tác quản lý cũng như ngồi trên lửa. Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao-su Hà Tĩnh Trần Ngọc Sơn nhớ lại: "Lúc đó tôi giữ chức giám đốc lâm trường Truông Bát, trong két sắt tập thể có lúc sạch nhẵn tiền, đi công tác xa phải về nhà xin tiền vợ". Giám đốc Trần Ngọc Sơn còn cho hay: "Sở dĩ thời ấy bi đát vậy vì rừng thì xanh nhưng các loại cây lâm trường trồng chưa khai thác được và nếu khai thác được cũng thiếu vắng khách hàng. Biên chế tiền lương những người tham gia bảo vệ rừng đếm được đầu ngón tay, phần chính sách hỗ trợ tiền công cho người bảo vệ rừng thì quá èo uột. Số công nhân lao động của toàn lâm trường cả hợp đồng và biên chế lại khá đông. Giữa lúc đang loay hoay tìm lối ra, may mắn có người mách nước cho nên chuyển hướng trồng cao-su để cứu vãn tình thế". Cơ hội đã đến với lâm trường trồng rừng Truông Bát khi dự án về chuyển hướng trồng cây cao-su đã được Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh ủng hộ. Chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Cao-su Hà Tĩnh qua một chặng đường dài hơn 12 năm bền bỉ, doanh nghiệp này đã khẳng định được vị thế của mình trong quá trình hoạt động trồng và chăm sóc nuôi dưỡng cây cao-su. Một số cánh rừng cao-su ở các nông trường đã đến tuổi khai thác, thu lợi nhuận khá cao. Ðạt được kết quả này đối với đơn vị quả là cuộc vật lộn đầy khó khăn và gian khổ, nhất là mâu thuẫn trong quá trình làm thủ tục và hồ sơ chuyển đổi diện tích từ đất lâm nghiệp sang trồng cao-su gặp không ít những phiền nhiễu, rắc rối nảy sinh. Bằng sự kiên nhẫn và làm rõ những mâu thuẫn nảy sinh giữa dân và doanh nghiệp, giữa đơn vị này với đơn vị nọ, Công ty TNHH MTV Cao-su Hà Tĩnh đã tạo được sự đồng thuận trong các mối quan hệ để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Ðến tháng 2-2013, đơn vị có tổng diện tích hơn 6.857 ha cao-su, trong đó diện tích liên kết hơn 1.262 ha. Ðiều đáng mừng, hơn 2.516 ha diện tích cao-su khi đưa vào khai thác hầu hết đều có nguồn mủ dồi dào, không chỉ từ vụ đầu và còn có sức để sản sinh nguồn mủ dồi dào cho vụ tiếp. Không chỉ biết tận dụng hết nguồn quỹ đất trồng cao-su trên đất Hà Tĩnh, mà Công ty TNHH MTV Cao-su Hà Tĩnh vươn sang nước bạn Lào để trồng thêm những cánh rừng cao-su mới. Hiện tại, đơn vị đã trồng được 226 ha trên đất Lào, giải quyết được nhiều người có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định.

Nhờ có một hướng đi đúng và biết tổ chức quản lý trong sản xuất - kinh doanh, cho nên hiện Công ty TNHH MTV Cao-su Hà Tĩnh đã giải quyết cho 1.723 lao động có công ăn việc làm ổn định, thu nhập ngày càng tăng. Năm 2012, mặc dù do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cho nên nguyên liệu mủ cao-su giảm giá mạnh, nhưng đơn vị vẫn tiêu thụ 2.918 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 812 tấn, trong nước tiêuthụ 2.106 tấn, với mức giá59,2 triệu đồng/tấn, doanh thu đạt 172 tỷ 810 triệu đồng.

BƯỚC sang năm 2013, công ty tiếp tục đưa vào cạo mới 151 ha để đạt diện tích 2.667 ha, phấn đấu khai thác 2.908 tấn tăng hơn 12% so với năm 2012. Ðể đạt được mục tiêu này, đơn vị đang tập trung tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý tổ chức sắp xếp bộ máy nhân lực thật sự khoa học trong sản xuất, kinh doanh. Mặt khác tập trung cao độ công tác chăm sóc, bón thúc, thâm canh, đầu tư nâng cao nghiệp vụ, kỹ thuật trong từng công đoạn và quản lý chặt chẽ nguồn mủ được khai thác.

 

PHAN THẾ CẢI
 

       nhandan,com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập332
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,456
  • Tổng lượt truy cập92,005,185
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây