Mục tiêu của đề án “Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên điạ bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo theo hướng bền vững, hiện đại” nêu rõ: Đến năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh đạt từ 85-90 ngàn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 22%, giải quyết việc làm cho trên 70 ngàn lao động.
Hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện đề án "Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên điạ bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo theo hướng bền vững, hiện đại". |
Ngoài ưu tiên phát triển công nghiệp luyện kim, điện năng, Hà Tĩnh sẽ hình thành một số ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, dệt may, điện tử, chế biến lâm sản.
Để thực hiện mục tiêu này yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, bảo vệ quy hoạch, tạo điều kiện để các nhà đầu tư hoàn thành dự án, khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư trên một số ngành, lĩnh vực ưu tiên, từng bước hình thành chuỗi logistics.
Tại cuộc họp, các ủy viên BTV Tỉnh uỷ và các đại biểu khẳng định cần thiết phải xây dựng đề án để có lộ trình, phương án thực hiện. Để đề án có tính khả thi và đảm bảo phát triển bền vững, một số ý kiến đề nghị phải xác định rõ ngành công nghiệp mũi nhọn, các lĩnh vực phụ trợ.
Bên cạnh phát triển công nghiệp nặng phải chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển công nghiệp phải gắn với công tác bảo vệ môi trường. Một số ý kiến đề nghị khi thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư cần phải rà soát một cách chặt chẽ, nhất là thẩm định dây chuyền công nghệ, thiết bị để hạn chế đưa dây chuyền công nghệ lạc hậu dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định, việc xây dựng Đề án là hết sức cần thiết, phù hợp với tiềm năng, lợi thế và tình hình thực tế của tỉnh, đảm bảo tính liên kết vùng, khu vực và cả nước, từ đó đề ra các giải pháp về thu hút đầu tư, hoàn thiện hạ tầng công nghiệp, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất; phát triển nguồn nhân lực nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hà Tĩnh theo hướng bền vững, hiện đạị.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng: Đề án đã được Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Về nội dung đề án, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp thu các ý kiến của các ủy viên BTV Tỉnh uỷ để chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh đề án.
Theo đó, cần đánh giá đúng thực trạng; cân đối giữa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Quan điểm xuyên suốt, nhất quán của tỉnh là: Phát triển công nghiệp phải bảo đảm hiệu quả kinh tế, an toàn môi trường; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ gắn với sản xuất sản phẩm hàng hoá.
Để đề án có tính khả thi cao, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh cần tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các ngành, các chuyên gia, trước khi trình Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh xem xét.
Nam Trung
http://www.hatinhtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;