Học tập đạo đức HCM

“Sản xuất sạch hơn” để phát triển công nghiệp bền vững

Thứ tư - 01/04/2015 23:24
Những năm qua, sản xuất công nghiệp (CN) trên địa bàn tỉnh đã có bước tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, để phát triển công nghiệp bền vững thì “sản xuất sạch hơn” là giải pháp cần thiết giúp cơ sở sản xuất công nghiệp cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất trước yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và giá thành sản phẩm.

Từ nhận thức đến hành động

“Sản xuất sạch hơn” trong công nghiệp được hiểu là doanh nghiệp (DN) phải cải tiến liên tục quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa tại chỗ nguồn ô nhiễm, giảm phát sinh chất thải tại nguồn và giảm thiểu rủi ro cho con người, môi trường. Mặt khác, “sản xuất sạch hơn” bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi ra khỏi quá trình sản xuất; đồng thời, làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.

“Sản xuất sạch hơn” - yếu tố then chốt để phát triển công nghiệp bền vững

Áp dụng "sản xuất sạch hơn" bằng việc lắp đặt thêm hệ thống hút hụi tại các xưởng chế biến gỗ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, sau khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020”, năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND phê duyệt “Kế hoạch hành động áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015”. Thời gian qua, các mục tiêu trong kế hoạch đã được triển khai như: tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ tư vấn đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn; chỉnh sửa, bổ sung các bài giảng phù hợp với thực tiễn ở địa phương; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về áp dụng “sản xuất sạch hơn” ở các tỉnh, thành phố trong cả nước...

Bằng nguồn vốn khuyến công, thời gian qua, Sở Công thương đã tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức, góp phần hiện thực hóa “sản xuất sạch hơn” qua các chuyển biến cụ thể trong sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở hợp lý hóa quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, đến cuối năm 2014, trên địa bàn Hà Tĩnh có 68 cơ sở sản xuất công nghiệp (33%) nhận thức được lợi ích của “sản xuất sạch hơn” và 30 cơ sở (15%) áp dụng vào sản xuất.

Ông Trần Hào Quang - Giám đốc Công ty TNHH Chế biến gỗ và Thương mại Hào Quang chia sẻ: “Lựa chọn giải pháp sản xuất sạch hơn chính là cách để DN đạt được mục tiêu kinh tế lẫn môi trường, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh các chi phí đầu vào như nguyên, nhiên liệu, nhân công gia tăng liên tục như hiện nay. Chính vì vậy, sau khi được hướng dẫn, công ty đã triển khai thực hiện ngay kế hoạch “sản xuất sạch hơn” như lắp đặt hệ thống hút bụi tại các phòng phun sơn, phân xưởng; lắp mới hệ thống lò sấy gỗ tự động bằng hơi nước... và bước đầu đã cho kết quả khả quan trong tiết kiệm nguyên liệu, an toàn lao động...”.

Đẩy mạnh áp dụng “sản xuất sạch hơn”

Việc tiết kiệm trên 5% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm ở một số cơ sở sản xuất áp dụng “sản xuất sạch hơn” đã khẳng định hiệu quả của kế hoạch. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của ngành chức năng, việc áp dụng các giải pháp “sản xuất sạch hơn” trong các cơ sở công nghiệp ở tỉnh ta vẫn chưa được nhiều DN thật sự quan tâm. Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ thủ công, chưa tận dụng tài nguyên thiên nhiên một cách triệt để và có hiệu quả. Tình trạng lãng phí nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào vẫn đang diễn ra khá phổ biến, đặc biệt, nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn. Nguy hại nhất hiện nay, lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, khai thác và chế biến titan, đá xây dựng, zircon… có lượng khí thải lớn đang tác động không nhỏ đến môi trường.

Được thành lập và đi vào hoạt động SXKD từ nhiều năm nay, nhưng nhận thức về vấn đề “sản xuất sạch hơn” của anh Nguyễn Văn Hải - chủ xưởng cơ khí tại TP Hà Tĩnh vẫn chưa rõ ràng. Do diện tích nhà xưởng nhỏ, máy móc thiết bị nhiều nên cơ sở vẫn chưa bố trí và sắp xếp các vật dụng một cách hợp lý, khoa học. Nhiều vật dụng còn để bừa bãi, cản trở lối đi. Anh Hải cho biết: ”Thật ra, vấn đề “sản xuất sạch hơn” tôi cũng đã nghe phong thanh, nhưng chưa có dịp tìm hiểu kỹ. Nhiều lúc do quá bận bịu với việc đầu tư, mở rộng nhà xưởng và quy mô SXKD nên những hoạt động mang tính hỗ trợ ít khi được chú trọng. Tôi cũng thấy rằng, việc hướng đến áp dụng “sản xuất sạch hơn” trong công nghiệp là rất cần thiết, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất, chế tạo cơ khí như cơ sở của tôi...”.

Ông Nguyễn Hiền Lương - Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Thời gian tới, Sở Công thương tích cực hướng dẫn DN cách thức tiếp cận, áp dụng “sản xuất sạch hơn” trong công nghiệp nhằm giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về “sản xuất sạch hơn” cho các ngành công nghiệp đặc thù của địa phương như chế biến gỗ, thủy sản, nông sản, rèn đúc. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ tài chính cho các DN điển hình thực hiện dựa trên các tiêu chí theo quy định hiện hành”.

“Việc áp dụng sản xuất sạch hơn không khó, chỉ cần DN có quyết tâm thực hiện, khi thực hiện thì duy trì lâu dài và có những cải tiến trong quá trình sản xuất. Bên cạnh các nhiệm vụ về tập huấn, hỗ trợ, thời gian tới, sở sẽ tiến hành rà soát các DN chưa áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất để tư vấn, hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn”, ông Trần Nhật Tân - Giám đốc Sở Công thương nhấn mạnh.

Thành Chung - Đức Hà
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại855,065
  • Tổng lượt truy cập93,232,729
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây