Học tập đạo đức HCM

Sau bão số 10, người trồng bưởi Phúc Trạch trắng tay

Thứ tư - 20/09/2017 04:10
Bão số 10 đi qua, người dân trồng bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) xót xa nhìn những vườn bưởi tan hoang trơ gốc, gãy đổ…
Những năm gần đây, người dân các xã Hương Trạch, Phúc Trạch thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sống được nhờ vào cây bưởi Phúc Trạch, một loại đặc sản đang giúp người dân vùng miền núi Hương Khê thoát nghèo.
Bưởi nổi theo dòng nước, dân khóc ròng
Trên gương mặt của những người trồng bưởi, nước mắt xót xa như chực trào. Bởi bưởi – tiền, cả trăm triệu đồng của họ bỗng trôi sông, đổ biển. Công sức chăm bón, những dự định cho đời sống của cả gia đình bị đảo lộn hoàn toàn chỉ sau 1 ngày mưa bão.
Nhặt nhạnh, gom góp những trái bưởi lấm lem bùn đất, sũng nước bị rơi rụng khắp vườn, chị Lê Thị Toàn (xóm 9, xã Phúc Trạch) rưng rưng nước mắt: “Mấy chục năm rồi mới lại thấy cơn bão lớn đến thế này, gió quật đổ cây, vật quả rụng xuống đất hết. Cả gia đình trông chờ nhờ vườn bưởi cả, không biết đến lúc nào mới gượng dậy được”.

 

nguoi trong buoi phuc trach trang tay sau bao so 10 hinh 2
Bưởi rụng sau bão số 10 chất đống ở nhà người dân.

 

Nhà anh Trần Thanh Tân, xóm 1, xã Hương Trạch có 150 gốc bưởi Phúc Trạch, tuổi đời cả chục năm, dự kiến sẽ đem về cho gia đình anh hơn 200 triệu đồng năm nay sau khi thu hoạch. Lũ đi qua khiến vườn bưởi của anh Tân thành một bãi đất bùn và chỉ còn ba cây bưởi bị bật gốc, đang héo úa dần trong nắng.
“Lúc nước lũ rút tôi ra thăm vườn và chỉ biết ngồi khóc vì cả vườn bưởi bị lũ cuốn sạch chỉ còn lại ba gốc để chặt làm củi”, chị Hòa, vợ anh Tân thất thần đừng ở vườn bưởi nói.
Anh Tân cho biết, năm 2000, được sự hỗ trợ giống, phân của Nhà nước, gia đình anh cùng với rất nhiều hộ dân trong xã tham gia trồng bưởi Phúc Trạch. Sau mười năm thì vườn bưởi bắt đầu cho thu hoạch. Hầu hết các khoản chi tiêu trong gia đình đều nhờ vườn bưởi.
Tập trung khôi phục vườn bưởi sau bão
Theo thống kê, xã Phúc Trạch có hơn 350 ha bưởi, trong đó đã thu hoạch được khoảng 70%, số còn lại tan tác theo cơn bão số 10. Hương Trạch có hơn 100 ha cây bưởi bị thiệt hại do bão. Trong đó, nhiều hộ trắng tay do “ém” bưởi để bán vào cuối vụ.

 

nguoi trong buoi phuc trach trang tay sau bao so 10 hinh 3
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - ông Đặng Ngọc Sơn

 

Ông Trần Quốc Khánh – Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch cho biết: Ngày sau khi cơn bão đi qua, xã đã chỉ đạo bà con nhanh chóng thu gom, phân loại bưởi và kết nối với thương lái cố gắng tiêu thụ hết những quả còn có chất lượng sử dụng. Đồng thời, nhanh chóng dựng lại các cây bị nghiêng, đổ và xử lý, chăm bón.
Thiệt hại nặng nhất phải kể đến các tiểu thương, họ mua bưởi của dân trên cây để chủ động thu hoạch, bán theo thời vụ. Nhiều người bỏ ra hàng tỷ đồng để gom hàng, bây giờ thì trắng tay.
Về vấn đề này, ông Lê Ngọc Huấn - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê chia sẻ: “Trước bão, toàn huyện còn 500 ha bưởi chưa thu hoạch. Năm nay, gió bão bất thường, và vào sớm hơn thường lệ, bà con chưa kịp thu hoạch xong mùa bưởi. Vì vậy, thiệt hại rất nặng nề. Toàn huyện có khoảng 425 ha bưởi bị hư hỏng, giá trị thiệt hại khoảng 170 tỉ đồng”.
Kiểm tra tình hình thiệt hại vùng bưởi Phúc Trạch sau bão số 10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - ông Đặng Ngọc Sơn cho biết: “Chúng tôi yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật tập trung kiểm tra, giúp đỡ người dân trồng bưởi phục hồi những cây bị ngã, đổ sau bão, có biện pháp phòng trừ bệnh, nhất là nấm mốc cây, lá sau khi bị đổ. Có biện pháp hỗ trợ bà con cây giống trồng lại ngay sau khi nước rút để đảm bảo phát triển vườn cây đặc sản”.

 

nguoi trong buoi phuc trach trang tay sau bao so 10 hinh 4
Người dân trồng bưởi Phúc Trạch đang chờ sự hỗ trợ sau khi bị thiệt hại nặng sau bão.

 

Trên những ngả đường liên thôn của các xã, nhiều hộ dân đang dùng xe máy, kéo xe bò chất đầy bưởi ra đường Hồ Chí Minh bán buôn cho các thương lái. Dù biết là giá bán sẽ không được là bao, nhưng người dân đang cố lựa những quả có chất lượng, kịp thời tiêu thụ để vớt vát được phần nào. Những quả bị hư hỏng, chất đầy trong nhà chưa biết phải làm gì. Thậm chí, nhiều hộ chưa thể thu gom, để rơi rụng thành đống giữa vườn, ven đường đi…/.
Nguồn: VOV.VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Hôm nay31,839
  • Tháng hiện tại112,619
  • Tổng lượt truy cập88,790,953
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây