Học tập đạo đức HCM

TP. Hà Tĩnh và mục tiêu đô thị loại II gắn với đột phá kinh tế

Thứ hai - 20/07/2015 00:43
(Baohatinh.vn) - Từ thị xã nhỏ bé, năm 2007, TP Hà Tĩnh chính thức ra đời, mở đầu lộ trình xây dựng đô thị lên tầm cao mới. Nhiệm kỳ 2015-2020 sẽ đánh giá bước chuyển mới khi Đảng bộ thành phố xác định mục tiêu: hoàn thành các tiêu chí đô thị loại II trước năm 2018 với nhiều giải pháp đột phá đang được xây dựng và triển khai.

Phát triển hạ tầng đô thị

Đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố tập trung thực hiện trong nhiệm kỳ qua. Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đậu Thị Thủy, từ định hướng phát triển chung của thành phố và mục tiêu, giải pháp của nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX đề ra, TP Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, coi đây là yếu tố cốt lõi trên bước đường xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Trên cơ sở quy hoạch chung và vùng phụ cận đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, thành phố đã tiến hành xây dựng và cắm mốc các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết gắn công tác quy hoạch với đầu tư kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án đầu tư, chỉnh trang đô thị, tranh thủ thu hút đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng. Giai đoạn 2010-2015, tổng số vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn đạt gần 10.680/5.000 tỷ đồng kế hoạch.

TP. Hà Tĩnh và mục tiêu đô thị loại II gắn với đột phá kinh tế

Xây dựng TP Hà Tĩnh xứng đáng với vị thế của một trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh. Ảnh: Huy tùng

Từ các nguồn vốn huy động, thành phố đã đầu tư, hoàn thành nhiều công trình, dự án trọng điểm đúng kế hoạch như: Bệnh viện Đa khoa thành phố, Trung tâm Thương mại Minh Khai; nâng cấp đường Đồng Quế, Lê Ninh, đường 26/3, Nguyễn Huy Tự, Hải Thượng Lãn Ông kéo dài, Cầu Vồng; khôi phục Hào Thành; nâng cấp và xây dựng hệ thống trường học, hạ tầng các khu dân cư, tuyến đê Đồng Môn, Hữu Phủ, Tả Phủ và trụ sở làm việc phường, xã...; hoàn thành dự án Cải thiện môi trường đô thị miền Trung (vay ADB), triển khai dự án phát triển đô thị loại II (vay ADB) với tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động xã hội hóa, thành phố đã xây dựng được 62,33 km đường giao thông nông thôn, hơn 60 km kênh mương nội đồng; lát gạch vỉa hè hơn 192.000 m2; làm mới 51 nhà; cải tạo 19 hội quán…

Chọn mũi đột phá

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lương Quốc Tuấn khẳng định, với vị thế của một trung tâm kinh tế - chính trị, VH-XH của tỉnh, TP Hà Tĩnh hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển TM-DV, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây chính là cái lõi của nền kinh tế đô thị, tạo sự đột phá cho bức tranh phát triển của thành phố. “Nghị quyết 01 của BCH Đảng bộ thành phố về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển TM-DV, du lịch đã thực sự làm thay đổi tư duy, công thức vận hành của thành phố trên lĩnh vực

TM-DV, du lịch, đặc biệt, nghị quyết đã cụ thể hóa bằng chiến lược và các quy hoạch phát triển trong những năm tiếp theo nhằm xây dựng tầm nhìn dài hạn, gắn trong tổng thể định hướng quy hoạch chung của tỉnh, trong đó, ưu tiên đón đầu những cơ hội và tiềm năng phát triển TM-DV, du lịch trong tương lai” - Phó Chủ tịch UBND thành phố Lương Quốc Tuấn cho biết.

Quyết tâm lớn đã được hiện thực hóa bằng các đề án, kế hoạch hành động của UBND thành phố và các phường, xã trên địa bàn. Để thúc đẩy các lĩnh vực, loại hình kinh tế khác phát triển, trước tiên, thành phố tạo điều kiện đẩy nhanh các loại hình dịch vụ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin. Đồng thời, tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ, cơ sở kinh doanh TM-DV trên địa bàn. Chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo hướng giao doanh nghiệp, HTX quản lý. Hình thành các cơ sở kinh doanh, dịch vụ như: Siêu thị Co.opmart (BMC), Vinmart, chợ Cầu Đông, Trung Đình, Cầu Phủ, Thạch Môn, chợ kinh doanh giết mổ gia cầm tập trung. Nhờ đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng bình quân 15,59%; số lượng nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, siêu thị, cửa hàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh hộ gia đình tăng nhanh.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Văn Trọng, hiện nay, trên địa bàn thành phố bước đầu đã hình thành một số tuyến phố chuyên doanh như: dịch vụ tài chính ở đường Phan Đình Phùng; thời trang ở đường Xuân Diệu, Lý Tự Trọng; thuốc và y dược ở đường Hải Thượng Lãn Ông; ẩm thực tại đường Hàm Nghi. Cùng với việc đưa bến xe mới của tỉnh đi vào hoạt động, thành phố đang tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Vingroup đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Trung tâm Thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Vincom.

“Chắc chắn một ngày không xa, lĩnh vực TM-DV sẽ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng theo hướng đa dạng hóa loại hình dịch vụ, trong đó, một số dịch vụ thể hiện rõ vị thế trung tâm của vùng, như giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, thông tin và truyền thông” - Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.

Tạo sự cân bằng trong phát triển

Với đặc thù của một đô thị trẻ, quá trình phát triển của TP Hà Tĩnh không chỉ mang đậm dấu ấn của các phường nội đô mà gắn liền với sự phát triển của các cư dân vùng ngoại thành, nơi điều kiện KT-XH khó khăn hơn so với các phường trung tâm. Vì vậy, làm thế nào để thu hẹp khoảng cách, tạo sự phát triển đồng đều, bền vững chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được thành phố ưu tiên thực hiện. Chỉ tính riêng giai đoạn 2011-2014, thành phố đã huy động hơn 139 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đưa sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị.

Trưởng phòng Kinh tế thành phố Trần Hậu Tuấn cho rằng, nhờ nhận thức được vai trò, vị trí của các xã vùng ven, thời gian qua, TP Hà Tĩnh đã dành nguồn lực tương xứng để đầu tư, khơi dậy tiềm năng phát triển tại các địa phương này. Thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất, bà con nông dân đã mạnh dạn ứng dụng KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ đó, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hoa, rau, củ, quả và thực phẩm theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, quy trình thực hành nông nghiệp sạch (VietGAP) như: nuôi cá lồng bè trên sông ở Thạch Hạ, Thạch Hưng; chăn nuôi liên kết ở Thạch Bình, Thạch Môn; phát triển trang trại, gia trại ở Thạch Linh, Thạch Môn; trồng hoa, cây cảnh ở Thạch Quý, Văn Yên…

Ngô Tuấn
theo http://baohatinh.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,976
  • Tổng lượt truy cập92,026,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây