Học tập đạo đức HCM

Tan nát rừng đệm Vườn Quốc gia vì "vàng tặc"

Thứ ba - 13/03/2012 06:47
Nhiều tháng qua, khu vực khe Tro, xã Hương Điền, huyện Vũ Quang (sát Vườn Quốc gia Vũ Quang) bị "vàng tặc" cày nát. Hàng trăm mét lòng suối bị xới tung, nước xả đục ngầu chảy về xuôi khiến người dân địa phương hết sức bức xúc.

Vàng "nuốt" suối, rừng

Từ thị trấn Vũ Quang, cải trang thành những nông dân xin đi làm phu vàng, chúng tôi có mặt tại khe Tro, nằm sát Vườn Quốc gia Vũ Quang thuộc địa phận xã Hương Điền, nơi đang rộ lên nạn khai thác vàng trái phép, vào tầm 1130h trưa. Lội qua thượng nguồn sông Ngàn Trươi mùa nước cạn, đi chừng vài trăm mét trước mặt đã là cái khe Tro đã bị biến dạng.
 
Không quá lời khi mô tả, khe Tro như một đại công trường nằm giáp ranh với Vườn quốc gia Vũ Quang. Một vùng suối rộng lớn đang bị máy xúc, giàn tuyển của vàng tặc xới tung, cây cối bị đốn đổ nghiêng ngã, hàng ngàn tấn bùn đất chặn đứng dòng chảy của con suối.
 
Cả một đoạn khe Tro bị vàng tặc xới tung để tìm vàng
 
Lúc chúng tôi đến cũng là lúc 2 nhóm thợ của bãi khai thác lậu này đang nghỉ trưa trong 2 cái lán to, kiên cố. Bãi khai thác vàng trái phép vì thế cũng tạm ngưng hoạt động. Có cảm tưởng "vàng tặc" ở đây được bảo kê nên hoạt động công khai. Chúng huy động tới 2 chiếc máy xúc lớn, 2 giàn máng tuyển vàng cùng nhiều máy móc, dụng cụ khai thác, thùng đựng dầu rất quy mô. Thậm chí, để có điện chiếu sáng, "vàng tặc" còn ngăn cả dòng suối làm đập thủy điện mi ni phục vụ sinh hoạt và đãi vàng.
 
Vàng tặc huy động cả máy xúc cở lớn "làm gỏi" khe Tro
 
Băng qua 2 nhóm khai thác vàng trái phép này, tiếp tục cắt rừng lội suối hơn 2 tiếng đồng hồ đi bộ lần theo dòng nước suối đục ngầu, bùn đất lầy lội, chúng tôi tới một “công trường” khai thác vàng trái phép khác. Tới đây đám thợ không khai thác vàng sa khoáng lộ thiên như ngoài cửa khe mà đào hầm rất sâu trên lưng chừng núi. Để phục vụ cho việc khai thác lâu dài, đám thợ dựng 2 cái lán kiên cố, vận chuyển cả máy phát điện vào hầm rồi khoét bể chứa nước rất lớn bơm nước liên tục dùng để tuyển quặng vàng đào từ trong hầm ra.
Vàng tặc dùng máy bơm nước cỡ lớn để đãi vàng

 

Tại khu vực khai thác trên núi này đám thợ chia ra từng nhóm người để khai thác quặng vàng liên tục từ trong hầm ra. Nhóm khoan hầm, nhóm đẩy quặng, đất từ trong hầm ra ngoài. Nhóm vận hành máy xay quặng. Khi đã có quặng, đám thợ dùng nước rửa sạch đất bùn và tách quặng vàng ra khỏi đấy đá qua máng lọc, rồi dùng dung dịch cực độc xianua để ủ và cô vàng lại.

Bất lực hay tiếp tay?
 

Hậu quả của nạn đào bới, khai thác rừng trái phép ở khu vực xã Hương Điền đã làm ảnh hượng nặng nề môi trường sinh thái. Ngoài một khu vực rộng thuộc rừng đệm của Vườn Quốc gia Vũ Quang bị tàn phá thì việc vàng tặc dùng chất xianua “ủ vàng” rồi thải ra môi trường đã khiến môi trường khu vực khai thác này bị vấy độc, mùi hắc bốc lên nồng nặc.

Chưa hết, dòng nước bùn đỏ ngầu kèm chất đốc chảy về thị trấn Vũ Quang (cách đó khoảng 15km) đã gây lo ngại cho người dân khi Nhà máy nước sạch của thị trấn lại bơm lên để xử lý nước cung cấp cho người dân sử dụng.
 
Dòng nước đục ngầu mang theo đủ thứ chất độc hại theo khe suối đổ ra sông, xuôi về Thị trấn Vũ Quang

Mặc dù gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, gây thất thoát tài nguyên quốc gia  nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, chính quyền xã Hương Điền đã bất lực (hay cố tình làm ngơ?). Bằng chứng là ở khu vực khe Tro có tới hàng chục người cắm trại, thay nhau khai thác vàng; thậm chí đội quân phu vàng còn hình thành cả đường dây cung cấp nhu yếu phẩm, gạo, dầu chạy máy, nhưng không gặp phải bất cứ sự cản trở nào từ chính quyền. Quy mô hoạt động của "vàng tặc" rất rầm rộ nên nói chính quyền không biết quả hơi lạ.

Chưa hết, khi một số cơ quan của huyện Vũ Quang bí mật ra quân truy quét, bắt giữ các nhóm phu vàng, không hiểu bằng cách nào các bãi khai thác dường như được báo trước, bỗng dưng trống vắng đến lạ thường. “Mỗi lần truy quét, khi chưa vào tới nơi thì các nhóm khai thác vàng này đã tẩu tán rồi. Không hiểu vì lý do gì mà ngay cả có lần thu được chiếc máy xay quặng giao lại cho xã quản lý, xã cũng để “mất” trong rừng” - một cán bộ tại huyện Vũ Quang cho biết.

Theo dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập519
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm518
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại847,273
  • Tổng lượt truy cập92,021,002
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây