Học tập đạo đức HCM

Thị trường nông thôn - mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp bán lẻ

Thứ hai - 28/03/2016 09:25
Với tỷ lệ dân số chiếm khoảng 70%, thị trường nông thôn được đánh giá là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phát triển. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều lý do, nhiều DN không ít lần phải “lỡ hẹn” với thị trường đầy tiềm năng này.
Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 đạt 31.232 tỷ đồng, tăng 13,82% so cùng kỳ năm 2014; 3 tháng đầu năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 8.175 tỷ đồng, tăng 6,5% so cùng kỳ năm trước. Con số này cho thấy thị trường bán lẻ ngày càng phát triển, góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế.

Đời sống người dân nông thôn được nâng cao, kéo theo nhu cầu về các sản phẩm chất lượng ngày càng lớn. Nắm bắt cơ hội, nhiều DN bán lẻ đã tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nhiều mặt hàng chế biến, nhu yếu phẩm… thông qua các đại lý bán lẻ tại địa phương. Một số DN bán lẻ uy tín trên địa bàn Hà Tĩnh như siêu thị Co.opmart, chuỗi cửa hàng Mitraco Food… đã tích cực đẩy mạnh quảng bá, bán sản phẩm ở địa bàn nông thôn.

Mặc dù vậy, hành trình về với nông thôn, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn của DN vẫn còn lắm gian nan. Trong đó, thách thức đối với việc thiết lập hệ thống phân phối là dân cư phân bố rải rác trên diện rộng, hạ tầng giao thông chưa tốt, mức thu nhập không đều giữa các vùng. Hoạt động của nhiều DN mới chỉ mang tính đơn lẻ, tự phát, chưa tạo được sự liên kết; việc đưa hàng về nông thôn còn phụ thuộc nhiều vào hội chợ, chưa có kế hoạch xây dựng mạng lưới phân phối hàng cố định và dài hạn.

Khó khăn lớn nhất của DN khi tiếp cận thị trường nông thôn là việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân. Phần lớn người dân nông thôn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa đã quen với việc mua sắm tại cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, chợ truyền thống. Nhiều người muốn sử dụng hàng Việt nhưng DN chưa có đại lý phân phối. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống phân phối về nông thôn đòi hỏi chi phí rất lớn. Công tác vận chuyển, đưa hàng về các điểm phân phối khó khăn, mất nhiều thời gian, trong khi người dân mua rải rác, nhỏ lẻ khiến nhiều DN còn e ngại.

Không chỉ vậy, một số DN còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng. Hiện nay, các chuyến hàng về thị trường nông thôn phần lớn được chính quyền địa phương hỗ trợ mặt bằng và đảm bảo an ninh. Một vài trường hợp, nhiều DN phải tự xoay xở tìm kiếm “đại bản doanh”. Chưa kể, với tâm lý lo mất thị phần, DN không nhận được sự ủng hộ của các hộ kinh doanh bản địa.

Để chiếm lĩnh thị trường nông thôn, các DN cần tận dụng mạng lưới bán lẻ sẵn có; đa dạng hóa các kênh mua sắm và phân loại sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu của người dân. Với ưu điểm bám sát cụm dân cư, DN có thể phối hợp với các gia đình, cá nhân để tiết kiệm thời gian và chi phí thiết lập mạng lưới bán hàng. DN có thể cung cấp sản phẩm theo phương thức thanh toán trả chậm. Lựa chọn đúng mặt hàng thị trường cần, mức giá hợp lý; đồng thời, tăng cường công tác quảng bá là giải pháp tối ưu để DN tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này.

“Để nâng cao mức tiêu thụ tại thị trường nông thôn, DN sản xuất trong nước cần cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm; thiết lập kênh phân phối, bán lẻ để cung ứng tận tay người dân, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, từng bước xây dựng lòng tin và chiếm lĩnh thị trường bền vững. Ngoài ra, DN cần khai thác nguồn hàng thông qua kênh phân phối và đại lý lớn, liên kết sản xuất, cạnh tranh lành mạnh”, Giám đốc Siêu thị VinMart Hà Tĩnh - Phạm Quỳnh nhấn mạnh.

Theo Báo Hà Tĩnh


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm170
  • Hôm nay72,840
  • Tháng hiện tại808,950
  • Tổng lượt truy cập93,186,614
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây