Đô thị Hà Tĩnh có bước phát triển tích cực
Hà Tĩnh hiện có 16 đô thị gồm: 1 đô thị loại III (TP Hà Tĩnh), 2 đô thị loại IV (TX Kỳ Anh, TX Hồng Lĩnh) và 13 đô thị loại V. Nhìn chung, diện mạo các đô thị đã thay đổi, chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng quy mô đô thị, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.
Một số đô thị đã tập trung thu hút được nguồn lực đầu tư lớn, góp phần chỉnh trang và phát triển đô thị như TP Hà Tĩnh, TX Kỳ Anh.
Đặc biệt, TP Hà Tĩnh hiện đang trình Bộ Xây dựng thẩm định Đề án công nhận TP Hà Tĩnh là đô thị loại II với số điểm đạt 88,68/100, 57/59 tiêu chuẩn theo quy định.
Tuy vậy, tỉ lệ đô thị hóa của Hà Tĩnh còn thấp so với cả nước. Hầu hết các đô thị vẫn còn một số tồn tại như: Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị còn chậm; nguồn vốn đầu tư hạn chế; hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, kiến trúc cảnh quan đô thị chưa xứng tầm với quy mô đô thị; chưa đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng, cần có sự kết nối giữa nông thôn với đô thị, kết nối sản xuất ở nông thôn – tiêu thụ và trung chuyển hàng hóa ở đô thị; chú trọng đến các yếu tố phát triển bền vững như phát triển cây xanh, hình thành 2 vùng rõ rệt về nông nghiệp đô thị và đô thị mới…
Phát triển kinh tế gắn với phát triển đô thị, đô thị xanh, đô thị văn minh
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng, thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã dành nguồn lực cho xây dựng NTM mà chưa có sự đầu tư tương xứng cho phát triển đô thị trên địa bàn. Tuy vậy, theo đánh giá chung, phát triển đô thị đã có bước tiến tích cực.
Hà Tĩnh đã làm được các quy hoạch xây dựng chung phủ kín toàn tỉnh; quy hoạch phân khu đã có bước tiến nhất định; tỷ lệ đô thị hóa 27,35% là sự cố gắng nỗ lực đáng ghi nhận… Tuy vậy, việc phát triển đô thị vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; chất lượng đô thị đang còn nhiều vấn đề khó khăn; quản lý quy hoạch, xây dựng, chỉnh trang còn nhiều hạn chế; bộ máy tham mưu phát triển đô thị chưa đầy đủ…
Với quan điểm chỉ đạo chung phát triển đô thị là tất yếu, phát triển kinh tế gắn với phát triển đô thị, xây dựng đô thị xanh gắn với biến đổi khí hậu, đô thị văn minh..., bên cạnh các giải pháp được Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đưa ra, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị cần nêu rõ được trách nhiệm cấp ủy đảng chính quyền trong xây dựng đô thị; rà soát điều chỉnh lại quy hoạch nhưng phải nhất quán với quản lý quy hoạch; tập trung cải cách hành chính để thu hút đầu tư phát triển đô thị; xã hội hóa nguồn lực từ sức dân để phát triển đô thị, xây dựng đô thị văn minh…
Theo Thành Chung - Lê Tuấn/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã