Học tập đạo đức HCM

Thu tiền tỷ từ nuôi tôm trên cát.

Thứ ba - 16/05/2017 09:19
Ngày 16/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát tại Hà Tĩnh.
Sau sự cố môi trường biển, hiện nay môi trường biển tại miền Trung đã phục hồi, nguồn nước biển sạch đã giúp cho hoạt động nuôi tôm của các tỉnh phát triển trở lại. Theo đại diện Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh, từ năm 2014, công ty đã bỏ ra gần 100 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng cho cả 3 khu nuôi tôm với tổng diện tích 36,8ha ở các xã Kỳ Phương, Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh). Mặc dù nằm trong tâm điểm và chịu thiệt hại hàng chục tỷ đồng do sự cố ô nhiễm môi trường biển nhưng bằng kinh nghiệm, kỹ thuật, các kỹ sư, công nhân của công ty đã nỗ lực khắc phục khó khăn. Hiện tại, hàng chục ao nuôi tôm thẻ chân trắng đang đến kỳ cho thu hoạch với sản lượng đạt 60 - 70tấn/1ha/1 năm, doanh thu đạt từ 1 - 2 tỷ đồng/ha/năm.
Để có vụ tôm đặc biệt này, Công ty TNHH Growbest Hà Tĩnh đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường đảm bảo theo công nghệ sinh học hiện đại. Đồng thời, cơ cấu lại diện tích nuôi, thêm các ao hỗn hợp lọc nước biển vào, kiểm soát chặt chẽ các chỉ số. Đặc biệt, công ty đã dành 1/3 diện tích ao để xử lý nước trước khi đưa vào nuôi và bố trí diện tích hồ nuôi nhỏ hơn so với các hồ bình thường, giúp xử lý sục khí nhanh hơn.
Một mô hình khác cũng khá thành công là mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên cát, quy mô 15ha của Công ty Thành Đạt tại xã Cẩm Hòa (huyện Cẩm Xuyên). Theo báo cáo của lãnh đạo công ty, mặc dù mới bước vào nghề nuôi tôm được 2 - 3 vụ những nhờ có tư vấn kỹ thuật của các chuyên gia thủy sản nên chưa vụ nào thất bại. Đặc biệt, vụ tôm năm nay giành thắng lợi, được mùa, được giá, năng suất đạt 30 tấn/ha.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường ghi nhận, đánh giá cao công tác quy hoạch diện tích nuôi tôm của tỉnh Hà Tĩnh cũng như sự mạnh dạn, quyết tâm của các DN trong việc triển khai nuôi tôm công nghệ cao trên cát. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, các cơ sở nuôi tôm đã làm chủ được công nghệ, khắc phục khó khăn do ô nhiễm nguồn nước để nuôi tôm đạt năng suất, chất lượng cao.
Khu vực ven biển miền Trung gồm có 14 tỉnh, TP, trải dài trên 1.800km bờ biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Theo Bộ NN&PTNT, đến năm 2016, cả nước có 14 tỉnh, thành ven biển miền Trung đang nuôi tôm trên cát với tổng diện tích hơn 3.700ha, sản lượng đạt trên 41.700 tấn. Việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, sang nuôi tôm trên cát sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất cát vùng ven biển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh khu vực miền Trung.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp để việc phát triển mô hình tôm trên cát phát huy hiệu quả. Để đưa con tôm trở thành mặt hàng chủ lực của miền Trung đòi hỏi phải triển khai đồng bộ các giải pháp từ sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Trên thực tế, nuôi tôm trên cát cũng dễ gặp rủi ro dịch bệnh nếu không kiểm soát tốt về kỹ thuật nuôi cũng như nguồn thức ăn, nguồn nước. Vì vậy, việc quy hoạch vùng nuôi tôm và đầu tư hạ tầng thủy lợi cho các khu vực nuôi cần được các địa phương xây dựng cụ thể. Cùng với đó là các chính sách để thu hút DN vào đầu tư sản xuất và chế biến tôm ngay tại miền Trung. 
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2020, diện tích nuôi tôm trên cát đạt 4.500ha, trong đó hơn 50% diện tích nuôi tôm tập trung được đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, sản lượng đạt trên 60.000 tấn, năng suất trung bình đạt trên 12 tấn/ha mặt nước/vụ. Đến năm 2025, diện tích nuôi tôm trên cát đạt 7.000ha, trong đó hơn 70% vùng nuôi tâp trung được đầu tư hạ tầng hoàn thiện, sản lượng nuôi đạt trên 110.000 tấn, năng suất trung bình đạt trên 15 tấn/ha mặt nước/vụ.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn đại biểu các địa phương đã đi tham quan một số mô hình nuôi tôm trên cát tiêu biểu của Hà Tĩnh.
Theo Thiên Tú/kinhtedothi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay33,825
  • Tháng hiện tại212,392
  • Tổng lượt truy cập90,275,785
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây