Lãnh đạo tỉnh tham quan hệ thống văn phòng, phần mềm dịch vụ công Trung tâm Hành chính công tỉnh Hà Tĩnh
Bám sát định hướng của Trung ương, đề ra chủ trương đúng
Ngày 19/8/2009, BTV Tỉnh uỷ khoá XVI đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”. Đây là bước cụ thể, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể CT-XH và các nghị quyết khác của Trung ương. Ngày 29/9/2014, trên cơ sở hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, BTV Tỉnh uỷ đã ban hành Kết luận 25-KL/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”. Kết luận cũng nêu rõ các giải pháp gắn với thực hiện Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.
Trước thực trạng bộ máy cồng kềnh, ngày 16/12/2011, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND về phê duyệt Đề án “Sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ban quản lý dự án, tổ chức hội”.
Trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 21-23/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá: Hà Tĩnh đã chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tỉnh có sự đổi mới đáng mừng, cho chúng ta thêm kinh nghiệm.
Ngày 29/6/2016, BTV Tỉnh uỷ ban hành Kết luận số 05-KL/TU về “Một số chủ trương nâng cao năng lực, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị”.
Những kết quả bước đầu
Sắp xếp, tổ chức bộ máy là một quá trình. Cuối năm 2015, UBND tỉnh đã đánh giá lại quá trình thực hiện Nghị quyết 26/2011 của HĐND tỉnh. Theo đó, đã sáp nhập Chi cục Lâm nghiệp vào Chi cục Kiểm lâm; giải thể, sáp nhập, hợp nhất 144 đơn vị sự nghiệp (trong đó giảm 99 trường học) và 40 ban quản lý dự án. Chuyển sang hoạt động tự đảm bảo kinh phí một phần 10 đơn vị; chuyển sang hoạt động tự chủ 100% kinh phí 2 đơn vị. Giải quyết 66 trường hợp công chức, viên chức dôi dư sau sáp nhập, giải thể, hợp nhất các đơn vị.
Sự ra đời các trung tâm hành chính công là bước đột phá trong cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị (Ảnh chụp tại Trung tâm hành chính công huyện Thạch Hà)
Từ đó đến nay, đặc biệt là giai đoạn thực hiện Kết luận 05-KL/TU của BTV Tỉnh uỷ, Hà Tĩnh tiếp tục đạt nhiều kết quả trong sắp xếp, tổ chức bộ máy. Ngoài việc nhiều đơn vị thực hiện bổ nhiệm các chức vụ kiêm nhiệm, như bí thư huyện uỷ đồng thời là chủ tịch UBND huyện (Đức Thọ), phó ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị (Hương Sơn), nhiều địa phương đã mạnh dạn sáp nhập các hội… Điểm nhấn đáng chú ý là thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh và 5 trung tâm hành chính công cấp huyện (Đức Thọ, Thạch Hà, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, TP. Hà Tĩnh); thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh.
Đối với các cơ quan hành chính, việc sắp xếp bộ máy đã giảm 11 phòng chuyên môn ở các sở, ngành (TN&MT giảm 1 phòng; TT&TT giảm 1 phòng; LĐ-TB&XH giảm 2 phòng; Văn phòng UBND tỉnh giảm 3 phòng; GD&ĐT giảm 1 phòng; Văn phòng HĐND tỉnh giảm 3 phòng). Dự kiến các sở, ngành còn lại sẽ giảm 6 phòng (KH&ĐT giảm 2 phòng; VH-TT&DL giảm 2 phòng; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh giảm 2 phòng).
Như vậy, cơ cấu tổ chức phòng chuyên môn của các sở, ban, ngành cấp tỉnh giảm 17 phòng. Hiện, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đã được chuyển từ Sở Tư pháp sang Văn phòng UBND tỉnh quản lý. Nhiều cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát, sắp xếp như: hợp nhất Chi cục Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản với Chi cục Nuôi trồng thủy sản thành Chi cục Thủy sản; thành lập Chi cục Thủy lợi trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Quản lý đê điều - Phòng chống lụt bão và Chi cục Thủy lợi.
Đối với đơn vị sự nghiệp, chuyển Trung tâm Cấp nước Khu kinh tế tỉnh sang hoạt động mô hình doanh nghiệp. Thực hiện Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV sau khi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, Sở Y tế sẽ giảm 5 đơn vị sự nghiệp và 13 đơn vị sự nghiệp y tế cấp huyện. UBND tỉnh đang xem xét nhập 3 Ban Quản lý di tích (Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Cố Tổng Bí thư Trần Phú) thành 1 ban quản lý di tích. Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và UBND huyện Can Lộc đang tiến hành rà soát để sáp nhập Trung tâm Dạy nghề-Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên vào Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng.
Đối với các ban quản lý dự án, Sở Nội vụ đã trình UBND tỉnh thành lập 4 ban quản lý dự án xây dựng chuyên ngành, khu vực cấp tỉnh trên cơ sở 26 ban quản lý dự án cấp tỉnh hiện có (giảm 22); giảm Ban Quản lý dự án ODA TP. Hà Tĩnh.
Theo Mạnh Hà/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;