Học tập đạo đức HCM

Văn hóa - yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Thứ bảy - 11/10/2014 23:54
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi doanh nghiệp (DN) và của đất nước. Nếu thiếu nó, DN khó có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay.

Theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu, văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một DN, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của DN ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên để theo đuổi và thực hiện các mục đích của DN. Văn hóa doanh nghiệp luôn song hành và có mối quan hệ hữu cơ với văn hóa doanh nhân.

Chữ “tín” trong kinh doanh

Trong kinh doanh, phẩm chất quý giá của doanh nhân là xây dựng và giữ được niềm tin đối với đối tác, khách hàng. DN nào không biết trọng chữ tín, xây dựng uy tín cho mình và giữ uy tín với người tiêu dùng thì rất khó tồn tại lâu trên thương trường. Một khi DN đã xây dựng được uy tín sẽ càng mở rộng được quy mô SXKD. Có lòng tin sẽ có nhiều bạn hàng, nhận được sự giúp đỡ của bạn hàng, khách hàng.

Văn hóa - yếu tố sống còn của doanh nghiệp
"Thách thức diễn ra hàng ngày, đòi hỏi doanh nhân phải phát huy cao nhất tiềm năng văn hóa của mình, bao gồm cả trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm để vượt qua và tiến tới”.

Trên thực tế, không phải gần đây văn hóa trong kinh doanh mới được đề cập. Cách đây 90 năm, cụ Lương Văn Can (1854-1927) được coi là người khởi xướng “đạo làm giàu”, là người thầy của giới doanh nhân đã viết: “Bí quyết thành công đối với nhà kinh doanh là ở sự trung thực. Nghĩa là nguồn lợi thu về phải theo lẽ tự nhiên, đừng bao giờ vì lợi mà làm điều xằng bậy hoặc phiêu lưu, mạo hiểm. Giả dụ như người tích trữ gạo, vải mà lại mong mất mùa lúa, mùa bông thì đó là cái tâm địa ích kỷ, độc ác.

Lại có người kinh doanh chuyên mua thừa, bán thiếu, làm hàng giả để đánh tráo hàng thật, cũng bởi lòng tham không cùng mà thôi. Xét kỹ ra, người ta giàu nghèo ở tâm đức, ở lòng ngay thẳng, khoan hậu với người, đấy cũng là phép thuật kinh doanh vậy!…”. Trước đó, cha ông ta đã từng có quan niệm rất cụ thể đối với vấn đề liên kết trong buôn bán, ăn chia lợi nhuận, phân phối bán hàng như “buôn có bạn, bán có phường”, “của đồng chia ba, của nhà chia đôi”, “ăn lãi tùy chốn, bán vốn tùy nơi”… Nhưng hiện nay, có không ít chủ DN vì lợi ích cá nhân đã bỏ qua tất cả.

Chữ tín còn được thể hiện ở trách nhiệm của DN, doanh nhân với cộng đồng xã hội. Ngoài mục tiêu đạt lợi nhuận cao mà doanh nhân nào cũng tính đến thì còn phải biết chia sẻ lợi nhuận để giúp đỡ những người khó khăn, cơ nhỡ. Người tiêu dùng không thể chấp nhận hành vi “móc túi” họ để làm giàu của các DN. Vì vậy, sự phát triển của DN, uy tín của doanh nhân phải gắn với việc sản xuất sao cho thật tốt để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cũng như phải thường xuyên có những việc làm cụ thể hướng tới lợi ích chung của cộng đồng. Có như vậy, DN mới có thể hội nhập và phát triển trong thời kỳ mới.

Xây dựng văn hóa doanh nhân - DN

Ngay trong những ngày đầu dựng nước và giữ độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy ý nghĩa đạo đức của doanh nhân Việt Nam. Người mong giới công thương “nỗ lực” đem tài năng và của cải “vào những việc ích quốc, lợi dân”, đó cũng là một nhiệm vụ cứu nước. Tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh, các doanh nhân Việt Nam tiếp tục xây dựng, củng cố hình ảnh văn hóa, đạo đức trong từng DN; xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam có năng lực cạnh tranh và trách nhiệm xã hội.

Kết nối du lịch Hà Tĩnh - Nọng Khai - thủ đô Viêng Chăn
Đại diện Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, Nọng Khai và thủ đô Viên Chăn trao đổi biên bản hợp tác liên kết phát triển du lịch.

Nói văn hóa, đạo đức thì rất rộng, nhưng ngoài chữ tín, DN còn phải thực hiện tốt những điều pháp luật quy định, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, phát huy trí tuệ, sức lực của CBCNV, ứng dụng KHKT vào SXKD, tăng cường công tác quản trị, đổi mới DN. Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu khẳng định: “Lịch sử đặt trên vai doanh nhân trách nhiệm làm đội quân xung kích trên con đường của dân giàu, nước mạnh. Thách thức diễn ra hàng ngày, đòi hỏi doanh nhân phải phát huy cao nhất tiềm năng văn hóa của mình, bao gồm cả trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm để vượt qua và tiến tới”.

Đồng hành cùng đội ngũ doanh nhân trong cả nước với nỗ lực phát triển mạnh mẽ, những năm qua, đội ngũ doanh nhân Hà Tĩnh đã có những bước tiến dài về phát triển kinh tế cũng như thể hiện trách nhiệm xã hội, xây dựng văn hóa DN. Hiện nay, Hà Tĩnh có hơn 3.900 DN, tăng 4,7 lần so với năm 2005. 8 tháng năm 2014, các DN đóng góp ngân sách tỉnh 87%, giải quyết việc làm khoảng 80.000 lao động (chiếm 11,5% tổng lao động toàn xã hội).

Không chỉ đóng nộp ngân sách, giải quyết việc làm, đội ngũ doanh nhân Hà Tĩnh đã có những đóng góp không nhỏ trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội. 10 năm qua, vào ngày 13/10 – ngày Doanh nhân Việt Nam, tỉnh ta đã tổ chức lễ vinh danh đối với những doanh nhân - DN hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội. Đặc biệt, các doanh nhân đó luôn giữ được bản sắc văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

Văn hóa - yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc (Tông công ty KS&TM Hà Tĩnh) một trong những đơn vị hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, hầu hết DN Hà Tĩnh là các DN nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh kém. Khi các khu kinh tế trên địa bàn hoạt động sôi động thì khả năng cạnh tranh của DN Hà Tĩnh còn yếu so với các DN ngoài tỉnh và đặc biệt là DN nước ngoài. Thực tế chứng minh, trong số 48 nhà thầu chính và 198 nhà thầu phụ đang hoạt động trong Khu kinh tế Vũng Áng thì DN Hà Tĩnh chiếm chưa đầy 25%. Với tiềm lực kinh tế lớn, thương hiệu mạnh, quản trị giỏi, chính sách lương thưởng tốt, áp dụng các tiến bộ, công nghệ kỹ thuật mới vào các hoạt động SXKD, các DN ngoài tỉnh và nước ngoài đã lấn sân các DN Hà Tĩnh ngay trên sân nhà. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng SXKD mang tính “chụp giật”, thiếu chiến lược, cá biệt còn có những DN vi phạm pháp luật, quay lưng với quyền lợi người lao động.

Trước thách thức, yếu kém đó, các DN Hà Tĩnh cần hợp tác, liên kết cùng xây dựng một cơ cấu vững chắc, một thể thống nhất, một triết lý riêng, một nét văn hóa chuẩn mực mà trong đó, văn hóa doanh nghiệp là nền tảng phát triển của DN.

Trong bài phát biểu chúc mừng các doanh nhân, DN ngày 13/10/2013, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện khẳng định: “Đảng bộ, nhân dân tỉnh nhà luôn đặt niềm tin và kỳ vọng lớn lao vào tiềm năng, sự bứt phá vươn lên của các DN, doanh nhân. Thời cơ, thuận lợi mới đang đến nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng quê hương; ý chí, khát vọng làm giàu, đổi thay trong mỗi doanh nhân hôm nay là ngọn nguồn sức mạnh để DN, doanh nhân Hà Tĩnh nỗ lực, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển quê hương, đất nước”.

Thanh Hoài
theo baohatinh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm264
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại203,527
  • Tổng lượt truy cập92,581,191
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây