Học tập đạo đức HCM

Xã hội hóa đầu tư ở Hà Tĩnh: Thành công ngoài mong đợi!

Thứ tư - 02/09/2015 03:03
Khi đầu tư công bị thu hẹp, nguồn lực từ xã hội hóa trong những năm qua đã góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh. Đến năm 2015, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước chỉ còn chiếm 13% và nguồn đầu tư xã hội hóa đã chiếm trên 61%.

Giảm gánh nặng cho ngân sách

Theo thống kê của Sở KH&ĐT, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (2011-2015) trên địa bàn tỉnh ước đạt 286.906 tỷ đồng, tăng 24,74% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra và gấp gần 8,5 lần so với giai đoạn 2006-2010. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ, thì cơ cấu nguồn lực đã có sự chuyển dịch hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (giảm từ 41,2% năm 2011 xuống còn 13,01% năm 2015) và tăng các nguồn vốn đầu tư khác, trong đó, vốn xã hội hóa đầu tư tăng từ 9,55% năm 2011 lên 11,27% năm 2015 .

Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng đang là nơi thu hút nguồn lực đầu tư xã hội hóa lớn nhất với tỷ trọng trên 87%. Một số dự án quan trọng trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống cầu cảng, cung cấp điện, nước ở KKT trọng điểm quốc gia này đã thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư lớn, hoạt động có hiệu quả, góp phần tạo động lực cho phát triển KT-XH của tỉnh. Đặc biệt, các dự án thuộc Trung tâm Nhiệt điện Vũng Áng được đầu tư theo lộ trình “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030” đang cho những kết quả mới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I công suất 1.200 MW đã hoàn thành hòa điện lưới quốc gia với sản lượng 8 tỷ kWh/năm; Nhà máy Nhiệt điện của Tập đoàn FORMOSA giai đoạn 1 với 5 tổ máy 650 MW hiện đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ.

Bên cạnh đó, hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn với tổng nguồn vốn đầu tư trên 1.639 tỷ đồng trong 5 năm qua, có sự đóng góp quan trọng từ nguồn vốn huy động xã hội với gần 210 tỷ đồng. Nguồn vốn xã hội hóa hạ tầng giao thông đạt 9.915,3 tỷ đồng đã góp phần quan trọng để tỉnh nâng cấp, hoàn thành những công trình giao thông quan trọng như QL 1, QL 8, QL 15, đường ven biển Thạch Khê - Vũng Áng… Hệ thống giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi nội đồng gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được người dân tham gia hưởng ứng tích cực; các lĩnh vực môi trường, TM-DV đã huy động được sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế.

“Nguồn lực từ xã hội hóa đầu tư cũng đã giúp tỉnh ta cải thiện hạ tầng khu, cụm công nghiệp, KKT; hạ tầng thương mại; đầu tư vào các lĩnh vực: y tế, thủy lợi, cấp thoát nước và xử lý rác thải, lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, GD&ĐT, khoa học công nghệ, hạ tầng đô thị” – Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh khẳng định.

Xã hội hóa đầu tư ở Hà Tĩnh: Thành công ngoài mong đợi!

Bến xe Hà Tĩnh với kiến trúc đẹp, hiện đại, được đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa.

Doanh nghiệp là chủ công

Ngoài các nhà đầu tư lớn trong và nước ngoài, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp (DN) trong tỉnh cũng đã bắt nhịp với cơ hội mới, thể hiện vai trò chủ công trong việc xã hội hóa đầu tư trên địa bàn. Nổi bật như Tập đoàn Hoành Sơn (Hồng Lĩnh) đầu tư dự án hệ thống cấp nước cho KKT Vũng Áng, giúp tỉnh tháo gỡ điểm nghẽn trong việc tìm phương án đầu tư đối với công trình có ý nghĩa sống còn của KKT này.

Với tổng nguồn vốn trên 4.000 tỷ đồng, đến nay, dự án đã hoàn thành 76,2% tổng khối lượng, trong đó, nhà máy nước giai đoạn 1 công suất 40.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cấp nước cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I hoạt động; các hạng mục: kênh dẫn, tuynel, đập dâng Lạc Tiến đã hoàn thành, đủ điều kiện cung cấp nước 275.000 m3/ngày đêm cho KKT Vũng Áng; khi dự án hoàn thành sẽ có công suất hơn 1 triệu m3 nước/ngày đêm, đảm bảo phục vụ nước cho sản xuất, sinh hoạt tại KKT Vũng Áng và các địa phương trong vùng hưởng lợi.

Từ DN tiên phong là Công ty CP Đầu tư & Phát triển công thương Miền Trung đầu tư vào hạ tầng thương mại trên 200 tỷ đồng xây dựng chợ Hội (Cẩm Xuyên), đến nay, lĩnh vực hạ tầng thương mại đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư xây dựng chợ với quy mô và giá trị lớn như: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Châu Tuấn xây dựng chợ Nam thị trấn Kỳ Anh, Công ty TNHH Như Nam đầu tư chợ TX Hồng Lĩnh…

Ngay cả ở lĩnh vực khó thu hút nguồn xã hội hóa nhất là giáo dục, đến nay, đã có những DN tham gia với sự tâm huyết và tư duy mới. Nhờ đó, hệ thống các trường học được xã hội hóa ngày càng nhiều, cơ sở vật chất, trang thiết bị (hệ thống mạng internet trong trường học, máy tính, máy chiếu...) được đầu tư nâng cấp phục vụ công tác dạy và học. Nhiều trường được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, phòng học chuẩn, hiện đại như các trường: THPT Hương Sơn, Mầm non Bình Hà, Mầm non Sao Mai, Mầm non Tư thục Nguyễn Du, Mầm non Trí Đức.

“Qua quá trình tìm hiểu mô hình giáo dục mầm non tiên tiến ở nhiều nơi, với mong muốn xây dựng mô hình xã hội hóa đầu tư giáo dục do DN thực hiện trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã huy động các cổ đông chung sức thực hiện dự án Trường Mầm non Trí Đức ở phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) với tổng vốn đầu tư 45 tỷ đồng. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, sở, ngành chuyên môn, dự án đã tiếp cận được nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Năm học 2015-2016, ở đợt tuyển sinh đầu tiên này, chúng tôi đã thu hút được gần 300 học sinh với 10 lớp ở 3 độ tuổi”, ông Nguyễn Viết Hùng - Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty CP Giáo dục & Đào tạo Trí Đức cho biết.

Mặc dù đạt được những kết quả đáng mừng, tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn ODA dần bị thu hẹp đang đặt ra yêu cầu cao hơn trong việc huy động và đa dạng hóa các nguồn lực xã hội. Theo nhiều nhà đầu tư, thời gian tới, tỉnh cần sớm ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa đầu tư mạnh mẽ, toàn diện hơn trên các lĩnh vực KT-XH, vừa góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ, vừa phát huy cao nhất hiệu quả của các công trình do DN xây dựng và quản lý.

Theo Mai Phương/baohatinh.vn

 Tags: đầu tư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay29,585
  • Tháng hiện tại323,782
  • Tổng lượt truy cập85,230,818
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây