Trong những năm qua, Hà Tĩnh là một trong những địa phương đi đầu và luôn có những cách làm sáng tạo, đột phá để đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trong toàn quốc.
Vốn là một tỉnh có điểm xuất phát thấp, lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều sự kiện và yếu tố bất lợi như sự cố môi trường biển năm 2016, tình trạng lũ chồng lũ trong các năm, dịch bệnh hoàn hoành, nguồn lực đầu tư hạn chế… nhưng chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt những mục tiêu đề ra. Bên cạnh những thành tựu, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, đặc biệt trong việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.v.v..
Tuy nhiên, với phương châm “xây dựng NTM phải thực chất, không chạy theo thành tích”, Hà Tĩnh đang tiếp tục nỗ lực để phong trào xây dựng NTM lan tỏa sâu rộng và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong những chặng đường sắp tới.
Báo điện tử Infonet khởi đăng loạt bài về những thành quả cũng như khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng NTM của tỉnh Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều hộ gia đình đang gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính để đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh.
Vướng mắc ở thủ tục kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm
Trong nhiều năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực sản xuất để chuyển đổi từ quy mô manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với các chính sách hỗ trợ, hiện nay người dân đã được tạo nhiều điều kiện để được tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ về kỹ thuật, tìm kiếm thị trường…
Dù đã đầu tư cả tỷ đồng để phát triển sản xuất rượu nhưng sau một năm, thủ tục hoạt động kinh doanh của cơ sở ông Tình vẫn chưa thể hoàn thiện. |
Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, đối với sản phẩm nông nghiệp, hiện người dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, một trong những khó khăn lớn “kìm hãm” động lực phát triển và cơ hội kinh doanh của người dân là thủ tục hành chính, nhất là trong việc làm thế nào để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Nhiều hộ kinh doanh đang phải “tự bơi” để giải quyết vấn đề này.
Ông Nguyễn Quốc Sỹ, Chủ tịch UBND xã Cẩm Yên (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết, địa phương đăng ký hai sản phẩm chủ lực là rượu và gạo. Hiện xã đã thành lập Hợp tác xã sản xuất rượu và Cơ sở sản xuất rượu Thanh Bảo (thôn Yên Giang, xã Cẩm Yên) là cơ sở chính. Bắt đầu xin giấy phép sản xuất từ tháng 9/2016, dù đã đầu tư cơ sở vật chất gần 1 tỷ đồng, nhưng sau hơn 1 năm chạy ngược chạy xuôi làm thủ tục, đến giờ vẫn chưa xong.
“Tôi đi làm thủ tục từ huyện lên tỉnh, phải trực tiếp lấy mẫu ra tận Hà Nội để xét nghiệm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, kết quả có đạt hay không rồi mới tiếp tục hoàn thiện được. Đã gần một năm vẫn chưa xong khiến tôi khá mệt mỏi. Tỉnh nên có một đầu mối để người dân thuận lợi trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, để người dân ở Hà Tĩnh không phải ra tận Hà Nội trực tiếp kiểm định chất lượng sản phẩm sẽ rất khó cho chúng tôi. Việc phải “tự bơi” thế này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, động lực sản xuất”, anh Tình nói.
Trong đó, một trong những khó khăn lớn “kìm hãm” động lực phát triển và cơ hội kinh doanh của người dân là thủ tục hành chính, nhất là trong việc làm thế nào để kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. |
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), hiện địa phương đăng kí sản phẩm chủ lực là sản xuất lúa gạo, nhưng thực tế đang khó thực hiện. Ngoài những vấn đề lớn như đầu ra, nguồn vốn thì một khó khăn lớn là “Người dân sẵn sàng đầu tư sản xuất, nhưng ai kiểm định chất lượng sản phẩm cho mình? Làm sao để được chứng nhận là sản phẩm của mình an toàn? Chính quyền cần có sự chủ động tham gia, hướng dẫn, giúp đỡ người dân thực hiện khâu quan trọng này trong quá trình sản xuất”.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thiên Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho rằng, tỉnh cần có cơ chế “một cửa”, liên kết các cấp, ban ngành liên quan thành một đầu mối. Từ đó tạo thuận lợi trong việc hướng dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và chính quyền địa phương trong quá trình sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.
Đề xuất cơ chế “một cửa”
Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên - ông Phạm Đăng Nhật cho biết, chính quyền các cấp luôn tạo mọi điều kiện để người dân phát triển sản xuất. Về những khó khăn của nhiều hộ kinh doanh và các địa phương trong quá trình sản xuất, xây dựng sản phẩm, ông Nhật chia sẻ: Chính quyền không thể hỗ trợ từng hộ dân kiểm định chất lượng sản phẩm bởi điều này rất khó. Việc thành lập các hợp tác xã sẽ giúp chính quyền dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
Ông Nguyễn Quốc Sỹ, Chủ tịch UBND xã Cẩm Yên (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), trao đổi với PV Infonet |
Khi PV Infonet trao đổi và đề xuất ý tưởng cần có một đầu mối liên kết các ngành lại với nhau để gỡ khó về mặt thủ tục cho người nông dân, ông Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối chương trình NTM tỉnh Hà Tĩnh đồng tình và khẳng định: Hiện nay, Hà Tĩnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Vì vậy, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện với nhiều giải pháp để thúc đẩy người dân đầu tư phát triển sản xuất.
Theo ông Oánh, tỉnh Hà Tĩnh đã có Trung tâm hành chính công tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính. Văn phòng Điều phối chương trình NTM cũng đã và đang công bố hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của các sở, ban, ngành trên các phương tiện thông tin để người dân dễ dàng biết và thực hiện các thủ tục.
“Xuất phát từ tình hình thực tế, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề xuất có thêm cơ chế “một cửa” riêng tại Trung tâm hành chính công để tạo thuận lợi, hỗ trợ riêng cho nông dân và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện các thủ tục phục vụ cho sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp”, ông Oánh cho biết.
(còn tiếp)
Tác giả bài viết: Nhóm PV
Nguồn tin: infonet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;