Học tập đạo đức HCM

Xây dựng NTM ở Hộ Độ: Địa phương chưa thể tự "cứu" mình!

Thứ năm - 19/06/2014 05:03
Là xã đất chật, người đông, không có đất sản xuất nông nghiệp mà chỉ có hơn 120 ha làm muối, lâu nay, làm thuê đã trở thành nghề chính của nhân dân Hộ Độ (Lộc Hà). Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), mặc dù địa phương đã nỗ lực lớn, đạt nhiều tiêu chí đề ra, nhưng đến tiêu chí quan trọng, thiết thực nhất là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thì lại đang bế tắc.
 
Xây dựng NTM ở Hộ Độ: Địa phương chưa thể tự `cứu` mình!
Để chuyển đổi đủ diện tích tối thiểu cho 1 hộ NTTS, đồng nghĩa với việc có ít nhất 5 hộ sẽ không có đất sản xuất.

Với điều kiện tự nhiên đặc thù của một xã diêm nghiệp, xây dựng NTM ở Hộ Độ gặp nhiều khó khăn so với các địa phương khác. Vấn đề đau đầu nhất đối với lãnh đạo xã Hộ Độ là thực hiện đề án phát triển sản xuất. Bởi lẽ, nói chính xác, ngoài 120 ha đất muối và 83 ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) cả đất và mặt nước, thì Hộ Độ không biết nhìn vào đâu khi không có một tấc đất nông nghiệp, không có rừng núi, đồng bãi để phát triển kinh tế trang trại, mô hình chăn nuôi lớn, chăn thả gia súc, trồng cỏ chăn nuôi…

Tuy thời gian qua, Hộ Độ đã có những chính sách như: hỗ trợ 3-5 triệu đồng cho mô hình nuôi bò trên 5 con; 2 triệu đồng cho mô hình nuôi trên 500 con gà/lứa… nhưng do điều kiện tự nhiên không cho phép nên phong trào phát triển chăn nuôi rất hạn chế. Mặc dù được khuyến khích, nhưng đến nay, tổng đàn bò cả xã mới chỉ có 170 con, nuôi gà trên 500 con cũng chỉ có 7 mô hình, còn lợn thì hầu như cả xã không có con nào.

Các mô hình kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi tập trung quy mô lớn trong xây dựng NTM được tỉnh, huyện hỗ trợ khá lớn, nhưng với Hộ Độ thì người dân chỉ ngậm ngùi đứng nhìn vì không thể tiếp cận được. Đất chật, người đông, không có rừng, đồng bãi nên áp dụng mô hình nuôi bò, lợn quy mô lớn đều không thể vì điều kiện đảm bảo môi trường không đạt; chăn nuôi gà cũng chỉ một số ít hộ có đủ điều kiện nhưng chỉ ở quy mô vừa phải. Còn mô hình kinh tế trang trại tổng hợp thì càng không có!

Xây dựng NTM ở Hộ Độ: Địa phương chưa thể tự `cứu` mình!
Kênh mương xuống cấp, giá thấp, đầu ra không ổn định nên nhiều diện tích muối bị bỏ hoang

Trong bối cảnh đó, Hộ Độ đã quy hoạch lại đất đai, chuyển 30 ha đất muối sang NTTS; quy hoạch 50 ha đất muối sang sản xuất muối sạch chất lượng cao, là 2 “mũi” khả dĩ nhất để thực hiện đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhưng, khi đi vào thực tế thì cả 2 mũi này đều bế tắc.

Ông Phan Đình Hinh - Phó Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: Dân số toàn xã 7.890 người, trong đó, độ tuổi lao động là 3.300 người, mà chỉ có 120 ha đất muối, 83 ha NTTS, việc “chia đủ đất” cho người dân đã rất khó khăn. Trong khi đó, nếu chuyển 30 ha muối sang NTTS, theo quy định, mỗi hộ tối thiểu 0,5 ha (10 sào), thì sẽ phải dồn diện tích đất muối của khoảng 5-6 hộ (mỗi hộ trung bình có 1,5-2 sào muối - PV) mới đủ cho 1 hộ NTTS. 5 hộ bị thu hồi đất muối sẽ làm gì để sống?! Cứ 0,5 ha chuyển từ đất muối sang NTTS sẽ có khoảng 5 gia đình thất nghiệp, tính ra, nếu chuyển được 30 ha sang NTTS, cũng đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 300 gia đình thất nghiệp! Đây là bài toán không dễ giải!

Xây dựng NTM ở Hộ Độ: Địa phương chưa thể tự `cứu` mình!
Chỉ còn phụ nữ nuôi con nhỏ, người già và trẻ em bám trụ với đồng muối

“Mũi” chuyển đất muối sang NTTS đã khó, “mũi” quy hoạch 50 ha muối sạch lại còn khó khăn gấp bội khi đi vào thực tế. Do địa hình đặc thù nên kênh N1 điều tiết nước sản xuất cho đồng muối cũng đồng thời kết hợp kênh xả lũ. Vì vậy, theo tiêu chuẩn, kênh N1 này phải rộng 3-4m, tính toán sơ bộ kinh phí cho 1 km kênh hiện có giá khoảng 5 tỷ đồng. Hệ thống kênh N1 tại đồng muối Hộ Độ là 9 km. Nếu tính phần đối ứng của xã là 30%, ít nhất xã phải bỏ ra 13 tỷ đồng để hoàn thành hệ thống kênh này. Đây là một việc khó bằng… lên trời, vì thu ngân sách Hộ Độ chỉ được 1,5 tỷ đồng/năm, trong khi đó phải chi lương cho cán bộ xã, xóm và vô vàn khoản theo quy định! Vì vậy, để có số tiền đó là điều… không tưởng!

Ông Phan Đình Hinh cho rằng, sản xuất muối là nghề truyền thống, nhưng những năm gần đây, do hệ thống hạ tầng đồng muối quá xuống cấp (hệ thống kênh được xây dựng từ thời chống Pháp - PV), chi phí sản xuất cao, trong khi giá muối lại thấp, đầu ra không ổn định, không có đơn vị bao tiêu sản phẩm nên nhân dân bỏ bê hơn một nửa diện tích; số còn lại cũng chỉ làm theo kiểu “làm thêm”, được chăng hay chớ. Người làm muối ở Hộ Độ bây giờ chỉ có người già và trẻ em. Lao động chính lâu nay chủ yếu là làm thuê làm mướn khắp trong Nam, ngoài Bắc. Số không đi xa được thì cũng cơm đùm, cơm nắm lên tìm việc ở TP Hà Tĩnh và các vùng lân cận!

Ông Hinh cho biết: “Để đạt được tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, ít nhất 90% người dân trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định, trong khi đó, tỷ lệ này ở Hộ Độ mới chỉ đạt 30%...”.

Ông Hinh mong muốn, tỉnh, huyện có cơ chế đặc thù, ưu tiên cho Hộ Độ trong việc đầu tư nâng cấp hạ tầng đồng muối để sản xuất muối sạch cũng như khơi dậy phong trào sản xuất muối truyền thống, góp phần khai thác tối đa tiềm năng đất đai cũng như tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, nhất là trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM hiện nay.

CHÍNH THU
Nguồn: baohatinh


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại229,122
  • Tổng lượt truy cập85,136,158
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây