Học tập đạo đức HCM

Xây dựng chuẩn mực mới về văn hóa gia đình

Thứ bảy - 27/06/2015 07:13
(Baohatinh.vn) Trong quá trình vận động của xã hội, văn hóa gia đình đã dần hình thành các yếu tố mới như: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc… Cùng với những giá trị truyền thống, đó cũng là những chuẩn mực mới của gia đình Việt, làm cơ sở cho sự phát triển ổn định của gia đình, thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách và giáo dục nếp sống văn hóa cho con người…

Gia đình Việt từ đời này sang đời khác với truyền thống hiếu đễ, hòa thuận, thủy chung… đã kết tinh thành tinh hoa văn hóa dân tộc. Qua sinh hoạt thường ngày, ông bà, cha mẹ đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó, mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng đạo đức, lối sống. Cũng từ gia đình mà mỗi cá nhân sẽ được giáo dục về nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng đất nước…

Ngày nay, dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nền nếp gia phong của gia đình truyền thống Việt Nam có phần bị phá vỡ. Nếu như trước đây, tục nấu bánh chưng ngày Tết, đi lễ nhà thờ đầu năm, lễ tảo mộ trong tiết thanh minh… được coi trọng và là nguyên cớ để các thế hệ con cháu trong gia đình sum họp thì ngày nay, lối sống thực dụng đã khiến nhiều người xem nhẹ một số phong tục truyền thống, thậm chí, lên tiếng đòi xóa bỏ. Bởi thế, mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo, tình nghĩa không được coi trọng, dẫn đến sự thiếu ổn định và bền vững của gia đình. Những cái tết cha mẹ mong chờ con cháu trong nỗi nhớ nhiều hơn, nhiều đứa trẻ lớn lên ở thành phố không hiểu về quê hương bản quán, không nhớ tên, nhớ mặt anh em, họ hàng…

Xây dựng chuẩn mực mới về văn hóa gia đnh

Gói bánh chưng ngày tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống cần gìn giữ của gia đình Việt.

Với tư tưởng muốn giải phóng những ràng buộc của nghĩa vụ và trách nhiệm, hiện nay, sự tồn tại của hình thái gia đình tam, tứ đại đồng đường không còn nhiều nữa. Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tình cảm của con cái với cha mẹ, cháu chắt với ông bà. Bên cạnh đó, bữa cơm gia đình cũng không còn được coi trọng như trước. Theo đó, sự gần gũi, quan tâm, chăm sóc con cái bị hạn chế rất nhiều. Không ít bậc cha mẹ cho rằng, tình cảm dành cho con cái nghĩa là lo đủ vật chất cho con mà ít chú ý thế giới tinh thần của con. Đó là quan niệm sai lầm dẫn đến những căn bệnh trầm cảm, thói ích kỷ, phô trương, vô cảm… khá phổ biến hiện nay ở những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển tâm sinh lý…

Bên cạnh việc gìn giữ những giá trị gia đình truyền thống cũng cần ngăn chặn những hủ tục lạc hậu như: thói gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, bạo lực gia đình, trọng nam, khinh nữ... Bởi vì, bình đẳng là yêu cầu quan trọng của gia đình thời đại ngày nay. Nếu mỗi gia đình đều có ý thức xây dựng sự bình đẳng thì sẽ tạo nên sự êm ấm, đoàn kết giữa các thành viên. Một đứa trẻ mới lớn nếu cứ sống trong một gia đình mà nạn bạo hành bao trùm hoặc trọng nam, khinh nữ, phần nhiều sẽ có xu hướng tìm đến lối sống không lành mạnh. Các kết quả điều tra xã hội học cho thấy, nhiều thanh, thiếu niên ở nhóm vi phạm pháp luật đã cho rằng, sở dĩ họ phạm tội vì cảm thấy không được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong gia đình hoặc không có gia đình. Đối với một bộ phận trẻ em lang thang, cơ nhỡ cũng vậy, nguyên nhân chính là bởi gia đình không phải chốn bình an.

Gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình chuẩn mực sẽ tạo nên một xã hội chuẩn mực. Các chuẩn mực phải là sự kết hợp giữa những giá trị của đạo đức với những quy định của pháp luật. Thực tế xã hội hiện đại cho thấy, những vụ án kinh hoàng như người trong gia đình giết nhau, cha hiếp dâm con gái… đều bắt nguồn tự việc đạo đức con người xuống cấp và hạn chế trong nhận thức về luật pháp. Chính vì vậy, việc tuân thủ những nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức và pháp luật trong các mối quan hệ gia đình là phương thức đúng đắn để xây dựng, củng cố và phát triển những chuẩn mực mới về văn hóa gia đình.

Ông Thái Văn Sinh – Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình - Sở VH-TT&DL cho biết: “Hiện nay, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với việc “xây dựng gia đình văn hóa” được quan tâm, chú trọng đã tạo điều kiện cho các gia đình tạo dựng kỹ năng sống, chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Ngoài ra, các gia đình còn có cơ hội được tiếp cận với các kiến thức kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và phúc lợi xã hội, giúp việc xây dựng kinh tế thuận lợi hơn. Đó cũng là cơ sở để xây dựng một gia đình ấm no, tiến bộ”. Trong xã hội hiện đại, no ấm là một điều kiện hàng đầu để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Người xưa từng nói: “gia bần, trí đoản”. Điều đó lại càng đúng trong xã hội ngày nay khi việc học hành của con cái cần được đầu tư công phu hơn. Do vậy, việc nâng cao năng lực gia đình trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập là vấn đề cần được quan tâm.

Thiếu sự bình đẳng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất ổn của gia đình, làm ảnh hưởng tới tính ổn định của xã hội. Thời đại ngày nay, xã hội đã dành cho phụ nữ những quyền lợi như nam giới, cơ hội làm việc và cống hiến không khác gì nam giới. Vì vậy, nếu trong các gia đình có sự phân biệt đối xử giữa con gái và con trai thì ắt sẽ tạo nên những “khuyết tật” trong tâm lý, dẫn tới những hệ lụy đáng buồn trong việc lựa chọn lối sống. Đứa con được chiều chuộng chưa hẳn đã thành người tốt và đứa không được yêu thương cũng sẽ cảm thấy mình là người thừa, sinh ra tâm lý chán nản, hoang mang… Thực tế, nhiều vụ tự tử ở lứa tuổi vị thành niên bắt nguồn từ sự phân biệt đối xử của cha mẹ. Nhiều nhân vật nữ trong các câu chuyện pháp luật là gái mại dâm, buôn bán ma túy, buôn người… cũng là những đứa con sinh ra trong gia đình mà tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” được bộc lộc quá rõ. Sâu xa hơn, đó cũng là một trong những nguyên nhân lãng phí nguồn nhân lực của đất nước.

Có được sự ấm no, bình đẳng, các thành viên trong gia đình sẽ nâng cao ý thức xây dựng sự tiến bộ. Dưới sự giáo dục, nuôi dưỡng của gia đình, mỗi người sẽ tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để có trình độ văn hóa, kiến thức, hiểu biết và năng lực chuyên môn để đảm đương công việc xã hội và tạo dựng cuộc sống gia đình văn minh, hiện đại. Sự tiến bộ cũng đồng thời đảm bảo giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

Tuy chưa có những tiêu chí để xây dựng chuẩn mực mới về văn hóa gia đình Việt nhưng bên cạnh sự tiếp nối những giá trị truyền thống, các chuẩn mực mới cũng đã từng bước hình thành. Phấn đấu xây dựng văn hóa gia đình với chuẩn mực mới là thiết thực thực hiện mục tiêu xây dựng con người Việt Nam mới; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ và văn minh; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phong Linh
theo baohatinh

 Tags: gia đình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập835
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,049
  • Tổng lượt truy cập93,166,713
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây