Với trên 200 gốc cam bù, ông Nguyễn Thanh Dần, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn đã đầu tư phát triển theo hướng sản xuất sạch và hiện toàn bộ diện tích cam của gia đình đã được công nhận đạt chuẩn VietGAP. Năm nay, nghề trồng cam đối mặt với nhiều thách thức do vừa chịu tác động của nắng nóng kéo dài, vừa chịu ảnh hưởng của mưa lũ lớn, nhưng cuối vụ người trồng cam khá phấn khởi khi cam chất lượng tốt, giá cả cao hơn.
Với trên 400 ha cam, xã Sơn Trường được xem là thủ phủ trồng cam bù của huyện Hương Sơn. Từ nay đến Tết là thời điểm bận rộn nhất và cũngvui nhất của người trồng cam bù, bởi đây chính là những ngày thu hoạch thành quả sau một năm vất vả chăm bón. Mùa cam nay, năng suất có giảm hơn so với năm trước nhưng bù lại cam đẹp, chất lượng tốt lại chín đúng thời điểm nhu cầu tăng cao, nên tiêu thụ khá dễ.
Cam bù là loại quả đặc sản của huyện Hương Sơn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các hộ trồng cam bù đã áp dụng khoa học kỉ thuật, đổi mới phương thức canh tác, sản xuất theo hướng sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Cùng với đó, cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành chuyên mônở Hương Sơn đã thường xuyên quan tâm đến việc kết nối, tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp người trồng cam yên tâm đầu tư mở rộng diện tích.
Tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần, người trồng cam bù ở huyện Hương Sơn cũng đang bước vào mùa cam Tết. Nỗ lực chăm bón của người trồng cam đã được đền đáp xứng đáng khi cam vừa được giá, vừa dễ tiêu thụ./.
Nguyễn Tâm/HTTV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã