Chỉ tính từ ngày 15-19/10/2020 nhiều vùng trong tỉnh đã có lượng mưa lớn như: Hồ Kẻ Gỗ 1081mm, sông Rác 706 mm.Đặc biệt, từ ngày 18/10 đến nay, nhiều vùng có mưa rất to, riêng TP. Hà Tĩnh mưa 727mm.
Theo dự báo Hà Tĩnh tiếp tục chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên từ nay đến ngày 21/10 tiểp tục có mưa rất to. Nguy cơ cao xẩy ra lũ đặc biệt lớn, lũ quyét sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở các vùng thấp trũng và khu đô thị sẽ rất phức tạp và nghiêm trọng, nhất là vùng hạ du thuộc xả trà hồ Kẻ Gỗ sẽ ngập sâu.
Chưa bao giờ mà ở Hồ Kẻ Gỗ có lượng mưa và mực nước lên nhanh và cao như vậy. Đến sáng ngày 19/10 mực nước lòng hồ đã ở cao trình 33,6 m cao hơn mức nước dâng bình thường 1mét (cao trình mực nước dâng bình thường + 32,5 m) tương ứng với dung tích 372 triệu m3 nước /345 triệu m3nước theo thiết kế. Và mức xả tràn từ 650 m3/s đến 1000 m3/s. Nếu mưa lớn diễn ra nữa có thể phải phá tràn sự cố để bảo vệ đập chính được an toàn.Như vậy kể từ sau 40 năm đưa công trình vào khai thác sử dụng đây là lần đầu tiên có mực nước dâng cao nhất và mức xả tràn lớn nhất.
Lần đầu tiên TP Hà Tĩnh chìm trong biển nước
Chủ động đối phó với mưa lũ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trọng tâm cấp bách nhất của cả hệ thống chính trị hiện nay.
Trước hết là thực hiện nghiêm túc Công điện khẩn số 01 ngày 19/10/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với 7 nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ an toàn tuyệt đối về người và các công trình phòng chống lũ. Thực hiện Lệnh sơ tán dân ngày 19/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn để sơ tán gần 15.000 hộ và trên 46 ngàn người, tập trung ở các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh, trong đó chủ yếu là huyện Cẩm Xuyên, vùng hạ du xả tràn Kẻ Gỗ.
Lợi dụng, chung sống, né tránh, phòng chống là những giải pháp con người luôn phải tính toán trước hiểm họa của thiên tai. “Nhất thủy, nhì hỏa” luôn gây ra những thiệt hại khôn lường cho con người.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt, thời tiết thay đổi, lượng mưa lớn tập trung, dòng chảy với lưu tốc lớn, nhanh, sức tàn phá mạnh; mặt khác một số vùng nhất là các đô thị, các công trình xây dựng, giao thông án ngự, cản trở lại gây ngập úng nghiêm trọng, thiệt hại sẽ không tính hết .
Lãnh đạo tỉnh trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo phòng chống mưa lũ tại các địa phương
Mặc dù ngày nay, nhờ công tác dự báo, phương tiện truyền thông, thông tin kịp thời và nhờ có điều kiện cơ sở vật chất nên hạn chế được phần nào…Nhưng nếu chủ quan, lơ là mất cảnh giác thì con người phải trả giá đắt. Mọi thành quả phút chốc sẽ sẽ ra sông, ra biển.Lũ lụt ở vùng đất đầy khắc nghiệt này đã minh chứng là chỉ có nỗ lực của chính con người mới đẩy lùi và hạn chế được thiệt hại do thiên tai gây ra.
Trước hết chính là mỗi người dân, mỗi gia đình phải theo dõi tình hình hình mưa lũ để chủ động các phương án sơ tán, di dời sớm nhất.
Thực tế đã khẳng định hạn chế được thiệt hại khi ở đâu cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị vào cuộc, các đội xung kích, lực lượng vũ trang xuống trực tiếp các vùng để ứng cứu, hỗ trợ người dân, đốn đốc kiểm tra và kiên quyết di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Kinh nghiệm trong chỉ huy phòng chống lũ lụt là từng địa phương phải có lực lượng xung kích làm nòng cốt và phương tiện ứng cứu đảm bảo an toàn để tiếp cận và xử lý nhanh mọi tình huống, thực hiện theo phương chân bốn tại chỗ.
Trong mưa lũ tinh thần "tương thân, tương ái" lại được khơi dậy...
Việc theo dõi thủy triều để vận hành các công trình cống tiêu thoát lũ ở cửa sông, cửa lạch vào thời điểm hiện tại phải chủ động, linh hoạt và phù hợp với mực nước thượng, hạ lưu. Nhất là trong thời điểm xả trà các hồ chứa thì việc vạn hành để tiêu thoát nước ở hạ lưu sẽ hạn chế phần nào ngập lụt vùng thấp trũng.
Theo dự báo, vài ngày tới thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa lớn vẫn diễn ra, tình hình ngập lụt ở các vùng, nhất là hạ du các hồ chứa còn rất nghiêm trọng nên công tác phòng chống, đối phó lũ lụt còn phức tạp, quyết liệt.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng cho nhân dân vùng lũ, bảo vệ an toàn các công trình phòng chống lũ, tài sản của nhà nước và nhân dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là đội ngũ những người đang chống chọi với mưa lũ ở các vùng miền trong tỉnh.
Với quyết tâm và nỗ lực cao nhất, chủ động với các phương án, tình huống xấu nhất để khắc phục, vượt qua, Hà Tĩnh sẽ đối phó có hiệu quả với mưa lũ vượt mức lịch sử đang diễn ra./.
Nhà báo Phan Trung Thành /HTTV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã