Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh đề cử 3 sản vật tham gia hành trình quảng bá TOP đặc sản Việt Nam

Thứ năm - 09/07/2020 03:10
Theo hướng dẫn của Viện Kỷ lục Việt Nam, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giới thiệu đề cử 3 sản phẩm đặc sản của địa phương tham gia hành trình quảng bá TOP đặc sản Việt Nam năm 2020.

Bưởi Phúc Trạch, Nhung hươu Hương Sơn, Kẹo cu đơ Hà Tĩnh là 3 “gương mặt” sáng giá trong cuộc đua này.

1 34

Bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh là một trong những cây ăn quả quý của cả nước

Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi ngon nổi tiếng, đã từng đoạt giải cao trong cuộc thi đấu xảo các loại quả ngon thời Pháp thuộc. Hiện nay, bưởi Phúc Trạch là một trong những cây ăn quả quý của cả nước, được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục giống cây trồng có nguồn gen quý hiếm và cấm xuất khẩu.

Bưởi Phúc Trạch hoàn toàn khác với các giống bưởi nổi tiếng hiện nay ở Việt Nam như: bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bởi các chỉ tiêu hình dạng quả, màu sắc tép múi, số hạt, và vị thịt quả. Nhờ vậy, rất dễ dàng phân biệt bưởi Phúc Trạch với các giống bưởi đó.

2 30

Nhung hươu Hương Sơn là sản phẩm quý giúp bồi bổ sức khỏe.

Nghề nuôi hươu lấy lộc nhung ở Hương Sơn đã thành truyền thống lâu đời và trải qua không ít thăng trầm. Với điều kiện tự nhiên và nguồn thức ăn đặc biệt, phù hợp cho hươu phát triển, hươu sao Hương Sơn cho ra sản phẩm nhung hươu có chất lượng cao.

Sản phẩm đặc thù mà hươu sao tạo ra chính là nhung hươu hay còn gọi là lộc nhung. Hươu đực một năm tuổi mọc nhung lần đầu, nhưng để sử dụng làm thuốc, người ta chỉ cắt nhung khi hươu được 3 tuổi.

Hằng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu cũ sẽ rụng đi, mùa xuân năm sau sẽ lại mọc sừng khác. Sừng non khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt trong chứa rất nhiều mạch máu. Vì sừng non mềm và sờ mịn như nhung nên có tên gọi là “nhung”.

Các sản phẩm từ hươu, nhung hươu được chế biến đa dạng như: nhung tươi, nhung khô thái lát, bột nhung hươu, rượu nhung hươu, cao hương...; đây là những sản phẩm quý giúp bồi bổ sức khỏe.

3 25

Đặc sản kẹo Cu đơ Hà Tĩnh - ăn một lần là nhớ mãi

Đặc sản kẹo Cu đơ Hà Tĩnh là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt ngào của mật mía, vị bùi của lạc và vị thơm, cay của gừng, vị dòn của bánh tráng (bánh đa).

Ăn miếng kẹo cu đơ ta cảm nhận vị ngọt ngào của mía, bùi béo lẫn lộn của lạc, vừng, bánh đa, vị cay nhè nhẹ của gừng. Một thứ nước uống không thể thiếu được là chè xanh.

Trong việc làm kẹo, quan trọng nhất là khâu chọn mật. Mật phải thật nguyên chất có màu vàng sáng óng ả, đặc vừa phải để khi nhúng đũa vào nhấc lên có thể kéo mật thành sợi dài, nhỏ có thể xỏ qua được lỗ đồng tiền xu. Vị ngọt của mật đậm nhưng không gắt; không có vị chua, mặn, khi ngửi cảm nhận mùi mật thơm dìu dịu.

Thứ hai, chọn lạc củ phơi khô, bóc vỏ, chọn những hạt chắc đềụ nhau không ẩm, sâu, mốc. Nếu chọn được lạc cúc (giống lạc địa phương, hạt nhỏ, tròn đều nhau có hàm lượng dầu lớn) thì rất tốt. Hạt lạc phải đảm bảo khi tróc vỏ lụa có màu trắng ngà, không bị vỡ đôi, khi cắn thử hạt lạc cũng đã giòn thơm vị bùi, béo ngậy đầu lưỡi.

Thứ ba, chọn bánh đa (bánh tráng). Bánh làm từ bột gạo ngon xay nhuyễn bằng cối đá, mà phải xay thủ công mới giữ được tinh chất của gạo. Kỹ thuật tráng bánh yêu cầu mỏng đều vừa, rắc vừng trắng hạt mẩy lên khắp mặt bánh. Khó nhất là lúc nướng bánh, làm sao để bánh không bị cháy, vỡ hay phồng rộp lên mà lại chín đều, giòn tan.

Ngoài các nguyên liệu trên còn có thêm gừng tươi và gia vị này cũng được chọn kỹ lưỡng như khi làm mứt gừng.

Nằm trong khuôn khổ của Hành trình tìm kiếm, quảng bá TOP đặc sản và ẩm thực Việt Nam đã được khởi động và tiến hành từ đầu năm 2010, trong năm 2020, được sự bảo trợ của Tổ chức Kỷ lục người Việt toàn cầu (VietWorld) – Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings), Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Viện Kỷ lục Việt Nam triển khai Hành trình TOP Đặc sản Việt Nam 2020. Hành trình nhằm tôn vinh, quảng bá những đặc sản đặc trưng vùng miền trong cả nước, khẳng định những giá trị đặc sản của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Thùy Như/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập803
  • Hôm nay67,357
  • Tháng hiện tại803,467
  • Tổng lượt truy cập93,181,131
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây