Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh sẽ đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp Tết Tân Sửu 2021

Thứ hai - 09/11/2020 04:12
Dù thiệt hại do lũ lụt và dịch bệnh, song với sự nỗ lực của người chăn nuôi và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Hà Tĩnh sẽ đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

9.261 con lợn chết trong lũ không ảnh hưởng đến nguồn cung

Trong trận lũ lịch sử tháng 10 vừa qua, Hà Tĩnh có 9.261 con lợn bị chết. Trong đó, một số địa phương có số lượng lợn chết nhiều như: Cẩm Xuyên 6.291 con, Thạch Hà 1.373 con, TP Hà Tĩnh 887 con… Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chuyên môn, thiệt hại này vẫn không ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn dịp Tết Nguyên đán tới.

1 33

Hà Tĩnh sẽ đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho thị trường Tết Nguyên đán 2021.

Ông Trần Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh cho biết: “Toàn tỉnh hiện có 38 cơ sở quy mô 300 con lợn nái trở lên, 144 trang trại theo chuỗi liên kết doanh nghiệp, 329 trang trại quy mô vừa và nhỏ. Hiện nay, tổng đàn lợn của tỉnh khoảng 380.000 con, trong đó, chăn nuôi trang trại đạt 58% tổng đàn.

Đàn lợn của Hà Tĩnh trước nay tiêu thụ trên địa bàn chỉ chiếm 1/3, còn 2/3 xuất đi các tỉnh, thành trong cả nước. Số lợn chết trong lũ chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu là lợn con, lợn thịt nên sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường”.

2 30

Chăn nuôi trang trại đạt 58% tổng đàn lợn hiện nay của Hà Tĩnh (ảnh tư liệu).

Ông Võ Tá Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh thông tin: “Số lợn chết trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua chủ yếu nuôi theo quy mô nông hộ nhỏ lẻ, còn các trang trại cơ bản không ảnh hưởng. Do vậy, lượng lợn chết vừa qua trong lũ không ảnh hưởng đến nguồn cung hiện nay cũng như dịp Tết Nguyên đán tới”.

Hỗ trợ người chăn nuôi tăng đàn đón tết

Hiện nay, HTX Thắng Lợi (xã Xuân Thành – Nghi Xuân) đang duy trì tổng đàn 300 con lợn nái và vừa thả nuôi trên 1.500 con lợn thịt/lứa để cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán 2021.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa – Giám đốc HTX Thắng Lợi chia sẻ: “Mặc dù dịch tả lợn châu Phi đang tái diễn nhưng do tuân thủ nghiêm quy trình chăm sóc khoa học và các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành chuyên môn nên chúng tôi không quá lo lắng. Với số lượng lợn lớn này, chúng tôi sẽ cung cấp cho thị trường Hà Tĩnh và Nghệ An”.

Theo ghi nhận, không chỉ các trang trại chăn nuôi quy mô lớn mà hiện nay quy mô nông hộ nhỏ lẻ cũng đã và đang tập trung tái đàn, tăng đàn phục vụ thị trường tết.

3 23

Nhiều hộ chăn nuôi có xu hướng đầu tư lợn nái để sản xuất nguồn giống tại chỗ.

Ông Nguyễn Văn Bằng – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn (Thạch Hà) cho biết: “Thời gian qua, do con giống giá cao nên nhiều hộ chăn nuôi có xu hướng đầu tư lợn nái để sản xuất nguồn giống tại chỗ. Vì vậy, người dân cũng chủ động hơn trong việc tái đàn, tăng đàn.

Nếu như trước đây, đàn lợn của xã chỉ 2.000 con thì tầm 2 tháng nay, người dân đã đầu tư chăn nuôi mạnh với tổng đàn hiện nay lên trên 4.700 con. Chính quyền địa phương đang tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tiêu độc khử trùng môi trường và tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để tránh thiệt hại trong quá trình nuôi”.

Ngoài Thạch Văn, nhiều địa phương của huyện Thạch Hà đều đang đẩy mạnh chăn nuôi lợn trên cơ sở tuân thủ phòng dịch.

4 19

Tỉnh đã có chính sách thiết thực, thúc đẩy hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Ông Lê Văn Thuận – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: “Để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục sản xuất cấp bách sau mưa lũ, huyện đang xây dựng chính sách hỗ trợ 50% chi phí mua con giống đối với các hộ chăn nuôi lợn (tối đa không quá 1,5 triệu đồng/con). Tổng kinh phí dự kiến 2,3 tỷ đồng cho tất cả các xã, thị trấn”.

Ngoài chính sách hỗ trợ của từng địa phương, ngày 22/10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng đã ký quyết định số 3569/QĐ-UBND về việc giao kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi lợn theo Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh với số tiền 22,426 tỷ đồng. Đây là chính sách thiết thực, thúc đẩy hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn sau thời gian dài bị ảnh hưởng dịch bệnh, mưa lũ.

5 14

Người chăn nuôi cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Tuy nhiên, khi dịch tả lợn châu Phi còn tái diễn trên địa bàn và trong thời điểm giao mùa tiềm ẩn nhiều dịch bệnh như hiện nay, người chăn nuôi cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Nguồn tin: Thu Phương/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập485
  • Hôm nay63,849
  • Tháng hiện tại723,176
  • Tổng lượt truy cập93,100,840
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây