Học tập đạo đức HCM

Khám phá trang trại nuôi hàng trăm con lợn rừng ở miền núi thơm Hà Tĩnh

Thứ sáu - 25/09/2020 23:26
Chọn hướng đi mới, anh Trần Nam Giang ở xã Sơn Trường (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đầu tư nuôi hàng trăm con lợn rừng, mỗi năm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng.
1 54

Ở vùng đất Sơn Trường (Hương Sơn) lâu nay thường chỉ nuôi con hươu, con dê... mới có thể giúp nông dân làm giàu. Thế nhưng, anh Trần Nam Giang (thôn 10) lại chọn cho mình hướng đi mới, áp dụng mô hình nuôi lợn rừng.

2 50

Anh Giang tâm sự: Tình cờ một lần xem trên tivi, thấy người người dân các vùng đồi núi nuôi lợn rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao nên vào năm 2014, anh đã mạnh dạn đầu tư hơn 150 triệu đồng xây dựng chuồng trại. Bước đầu, anh tìm hiểu mua 4 con lợn nái và 1 con lợn đực giống rừng về nuôi “thử nghiệm”.

3 47

Nhờ lựa chọn con giống tốt, lại nuôi với hình thức bán hoang dã, thả rông nên lợn có sức đề kháng, sinh sản đạt yêu cầu. Mỗi năm, lợn rừng cho sinh sản 2 lứa, bình quân mỗi lứa từ 7 - 9 con lợn con. Với phương châm “tích tiểu thành đại”, đến nay, trang trại của anh đã tăng lên 200 con lợn rừng, trong đó hơn một nửa là lợn thịt, còn lại là lợn giống và lợn hậu bị.

4 38

Thức ăn của lợn rừng chủ yếu có sẵn trong vườn như: rau chuối, các loại cỏ, quả xanh...

5 31

Đặc biệt, anh trồng thêm ít cây dược liệu cho lợn ăn thường xuyên để tăng sức đề kháng, phòng bệnh tốt. “Ngoài ra, để thịt lợn thêm chắc và ngon, tôi cho lợn ăn thêm cá tươi xay thành bột, đồng thời thường xuyên vệ sinh chuồng trại để hạn chế dịch bệnh. Lợn nuôi theo phương pháp hữu cơ sẽ giúp giảm 1/3 chi phí” – anh Giang chia sẻ.

6 20

Cũng theo anh Giang, việc nuôi lợn rừng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chú ý theo dõi để có cách chăm sóc hợp lý. Điều quan trọng là phải có diện tích vườn đồi đủ rộng, lợn được thả rông thịt mới thơm ngon như lợn rừng tự nhiên. Thị trường đầu ra đối với lợn rừng tương đối ổn định, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm.

7 15

Mỗi năm, anh Giang xuất bán khoảng 200 con lợn rừng thương phẩm ra thị trường, mỗi con bình quân nặng 40 kg, với giá bán ổn định 140 - 150 nghìn đồng/kg lợn hơi, thậm chí có thời điểm lên đến 180 nghìn đồng, tính ra, mỗi năm, anh thu về hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí có thể “bỏ két” được từ 600 - 700 triệu đồng.

8 10

Trang trại chăn nuôi lợn rừng của anh Giang được xem là mô hình “khủng” nhất ở huyện miền núi Hương Sơn...

9 6

Thế nhưng, ông chủ này vẫn chưa hài lòng và đang tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, tiến tới xây dựng cơ sở sản xuất chế biến thịt lợn rừng trở thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Mô hình nuôi lợn rừng của anh Giang thật sự ấn tượng bởi mang lại hiệu quả về kinh tế cao nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Hiện tại, sản phẩm này đã được Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh thẩm định, chấp thuận đủ điều kiện tham gia Chương trình OCOP của huyện. Chính quyền địa phương đang xúc tiến thành lập tổ hợp tác, đồng thời vận động các hộ dân trong xã cùng tham gia để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

Ông Trần Minh Truyền – Bí thư Đảng ủy xã Sơn Trường

Nguồn tin: Hữu Trung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại816,400
  • Tổng lượt truy cập88,171,470
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây