Đã nhiều năm gắn bó với nghề đi biển và không ít lần tàu của ông Phan Xuân Phú ở thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà gặp nạn do mưa bão. Những năm gần đây, thời tiết diễn biến khó lường, gây khó khăn trong công tác dự báo, cảnh báo, ảnh hưởng rất lớn đến công tác ứng phó với mưa bão cũng như cứu hộ cứu nạn cho ngư dân khi đi biển.
Hà Tĩnh là một trong những địa phương hằng năm phải gánh chịu nhiều loại hình thiên tai, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, môi trường sống cũng như sức khỏe của Nhân dân. Vì vậy, đòi hỏi công tác phòng chống thiên tai phải ngày càng chủ động, quyết liệt và hiệu quả hơn. Theo đó, cần phải nâng cao công tác dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai; hiện đại hóa hệ thống quan trắc, đo đạc, dự báo, lưu trữ, xử lý số liệu đến xây dựng, hoàn thiện và làm chủ công nghệ, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Với chủ đề “ Đại dương, thời tiết và khí hậu của chúng ta” ngày Khí tượng Thế giới năm nay (23/3), một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của công tác ứng phó với sự biến đổi khí hậu. Ở Hà Tĩnh, việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện khá quyết liệt nhờ công tác dự báo, cảnh báo ngay từ đầu. Và, để bảo vệ tài nguyên biển nhiều hoạt động cộng đồng đã được các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể ở Hà Tĩnh triển khai, góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu.
Theo Tuệ Trang – Trường Biên/HTTV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã