Học tập đạo đức HCM

Tăng cường hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai cho người dân Hà Tĩnh

Thứ tư - 20/01/2021 02:51
Đại tá Lê Hồng Quang - Phó Trưởng phòng Phòng PCTT&TKCN - Cục cứu hộ, cứu nạn đề nghị Hà Tĩnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức, hướng dẫn kỹ năng phòng chống, ứng phó thiên tai cho người dân để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có động đất, sóng thần.
Tăng cường hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai cho người dân Hà Tĩnh

Sáng 20/1, Đoàn khảo sát xây dựng kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần do Đại tá Lê Hồng Quang – Phó Trưởng phòng Phòng PCTT&TKCN - Cục cứu hộ Cứu nạn có buổi làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh.

 

Về tình hình triển khai công tác ứng phó động đất, sóng thần, thời gian qua, UBND tỉnh đã giao các cấp, ngành triển khai thực hiện, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của cộng đồng về động đất, sóng thần và các biện pháp phòng tránh; ban hành chỉ thị chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương chủ động trong công tác phòng, chống động đất, sóng thần.

 

Phó Giám đốc Sở TN&MT Phan Lam Sơn báo cáo thông tin về kinh tế - xã hội và công tác thực hiện phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

 

Hằng năm, tỉnh thành lập Tiểu ban báo tin động đất, cảnh báo sóng thần, chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là vùng ven biển, cửa sông xây dựng kế hoạch, phương án sơ tán để chủ động triển khai khi có động đất, sóng thần xảy ra.

 

Đồng thời, khảo sát địa điểm đề xuất Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu – Bộ TN&MT xây dựng tháp báo thiên tai ven biển tại Đồn Biên phòng Cửa Sót và Đồn Biên phòng Vũng Áng; lựa chọn địa điểm triển khai đề án xây dựng hệ thống báo động cảnh báo sóng thần tại các xã ven biển, đưa vào hoạt động trạm rada biển tại xã Cổ Đạm (Nghi Xuân); xây dựng trạm khí tượng thủy văn Đèo Ngang với chức năng quan trắc mực nước biển.

 

Về lực lượng sẵn sàng ứng phó với động đất, sóng thần bao gồm: lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, lực lượng dự bị, lực lượng hiệp đồng, quân khu tăng cường… Các phương tiện gồm: xuồng các loại, máy đẩy, nhà bạt, máy phát điện, áo phao, phao tròn, máy bơm…

 

Về dự trữ hàng hóa, có 12 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia dự trữ hàng hóa và sẵn sàng ứng cứu cho vùng thiên tai với các mặt hàng thiết yếu: mỳ ăn liền, gạo, lương khô, xăng dầu, nước uống, tấm lợp… Ngoài ra, còn có 3 đơn vị quản lý nhà nước ngoài tỉnh để huy động hàng hóa, vật tư thiết yếu trong trường hợp các đơn vị trong tỉnh không đáp ứng đủ.

 

Phó Giám đốc Sở Công thương Võ Tá Nghĩa cho rằng, cần có hỗ trợ lãi suất cho những đơn vị tham gia dự trữ hàng hóa và sẵn sàng ứng cứu cho vùng bị thiên tai.

 

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cũng đã cung cấp cho đoàn khảo sát các thông tin: dự kiến khu vực di dân; số lượng dân cần sơ tán nếu xảy ra động đất, sóng thần…

 

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tham gia thảo luận, nêu các đề xuất góp ý kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần như: sớm hoàn thành bản đồ phân vùng động đất, sóng thần; xây dựng các trạm trực canh cảnh báo động đất, sóng thần ở địa phương; hỗ trợ đơn vị tham gia dự trữ hàng hóa ứng cứu thiên tai…

 

Đại tá Hoàng Viết Dũng - Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh: Cần nghiên cứu khu vực dự phòng, cải tạo, nâng cấp hạ tầng phòng chống thiên tai. Cần có các mô hình để khi xảy ra động đất, sóng thần, Nhân dân có nơi cư trú an toàn.

 

Đại tá Nguyễn Hữu Thông - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Sóng thần, động đất là rất khó lường; vì vậy, phải luôn có tinh thần sẵn sàng ứng cứu và làm tốt công tác cảnh báo để người dân không chủ quan.

 

Kết luận cuộc họp, Đại tá Lê Hồng Quang - Phó trưởng phòng Phòng PCTT&TKCN, Cục cứu hộ Cứu nạn cho rằng, Hà Tĩnh cần tăng cường hơn về công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao kiến thức, hướng dẫn kỹ năng phòng chống, ứng phó thiên tai cho người dân để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có động đất, sóng thần xảy ra.

 

Các đơn vị cần nghiên cứu rõ các nghị định của Thủ tướng Chính phủ về công tác PCTT&TKCN; làm tốt công tác cảnh báo thiên tai và huy động tối đa lực lượng, phương tiện, đảm bảo tốt nhất trong công tác tìm kiếm cứu nạn khi có xảy ra sự cố.

 

Các sở, ngành, địa phương của tỉnh nếu cần các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác PCTT, TKCN thì đề xuất với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để tham mưu lên các cấp.

Theo Baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Thành viên online2
  • Khách viếng thăm188
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại780,126
  • Tổng lượt truy cập88,135,196
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây