Học tập đạo đức HCM

Tình trạng thiếu công chức cấp xã

Thứ hai - 08/03/2021 03:22
Trong khi nhiều địa phương còn tồn tại cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập, thì tại một số địa phương lại thiếu cán bộ, công chức cấp xã. Đặc biệt, thiếu hụt những vị trí quan trọng trong một thời gian dài, việc tuyển dụng phải nhiều lần gác lại, khiến công việc bị đình trệ ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.
Chị Nguyễn Thị Quý - Công chức Địa chính- Nông nghiệp- Xây dựng và môi trường, UBND xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh.
Chị Nguyễn Thị Quý - Công chức Địa chính- Nông nghiệp- Xây dựng và môi trường, UBND xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh.

Chị Nguyễn Thị Quý là công chức địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường của UBND xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh. Đảm đương khối lượng công việc quá lớn, trung bình mỗi tháng chị vừa giải quyết hàng trăm hồ sơ đất đai, vừa phải đi thực tế hiện trường, vừa giải quyết các thủ tục hành chính liên quan. Không thể phân thân một lúc để thực hiện trôi chảy các nhiệm vụ chuyên môn, nên công việc bị chậm trễ là điều vẫn thường xảy ra.

Cũng trong tình trạng tương tự, nhiều UBND xã của huyện Kỳ Anh còn thiếu từ 2 đến 4 cán bộ, công chức theo khung biên chế quy định. Gây ảnh hưởng nhiều nhất đến thực hiện nhiệm vụ là ở các vị trí có khối việc công việc lớn và có tính chất phức tạp như văn phòng và địa chính. Vậy nên, mới có chuyện như ở xã Kỳ Tiến, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã gần như kiêm nhiệm luôn cả công chức địa chính.

 Hiện nay, tại huyện Kỳ Anh đang thiếu hàng chục công chức cấp xã. Việc tuyển dụng chưa được thực hiện kịp thời gây rất nhiều khó khăn đối với các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ. Trên thực tế, do tạm dừng trong thời gian dài, nên chính quyền các địa phương này đã bỏ lỡ những “thời điểm vàng” để thu hút nguồn lực chất lượng cao vào làm .

Không riêng gì ở huyện Kỳ Anh, mà còn khá nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn tình trạng thiếu công chức cấp xã. Trong khi đó, do phải chờ các văn bản chỉ đạo liên quan nên việc tuyển dụng nhiều lần gác lại, khiến công việc bị đình trệ ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.

Nguyễn Hằng- Thành Trọng/HTTV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập688
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm687
  • Hôm nay83,642
  • Tháng hiện tại819,752
  • Tổng lượt truy cập93,197,416
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây