Học tập đạo đức HCM

5 năm thực hiện Nghị quyết "tam nông" tại Nam Định: Cánh đồng mới, con người mới...

Thứ tư - 17/07/2013 05:58
Sau 5 năm, bộ mặt nông thôn ở Nam Định đã có nhiều thay đổi với những cánh đồng mới, con người mới, con đường mới...

 

Hôm qua (16.7), Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Sinh Hùng, cùng đoàn công tác của các bộ, ngành T.Ư đã làm việc tại tỉnh Nam Định về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông). Sau 5 năm cho thấy, bộ mặt nông thôn ở Nam Định đã có nhiều thay đổi với những cánh đồng mới, con người mới, con đường mới...
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thăm hộ gia đình anh Vũ Văn Tuynh ở xóm 5, xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu (Nam Định).
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thăm hộ gia đình anh Vũ Văn Tuynh ở xóm 5, xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu (Nam Định).

Ăn no nhưng chưa đủ
Nếu 5 năm trước đây, gia đình anh Vũ Văn Tuynh và chị Trần Thị Mai ở xóm 5, xã Hải Sơn (huyện Hải Hậu, Nam Định) chủ yếu làm ruộng và nghề phụ, thì hiện nay gia đình anh đã có một vườn cây cảnh rộng 2ha, đặc biệt vợ chồng anh đã tự mở được 1 xưởng may tại gia đình tạo điều kiện cho 25 lao động có việc làm với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. Thu nhập từ vườn cây cảnh và xưởng may mỗi tháng của gia đình chị trừ chi phí, cả gia đình thu được 80 triệu đồng. "Ở quê tôi, người dân chủ yếu vẫn trồng lúa là chính, nhưng mình thấy chỉ trồng lúa thì không có thêm thu nhập, nhiều con em trong xã phải bỏ đi nơi khác làm ăn. Từ khi xây dựng cơ sở may này đã thu hút ngay lao động trong xóm vào làm việc, đỡ phải đi xa"- chị Mai tâm sự.

Ông Vũ Việt Dũng- Bí thư Đảng ủy xã Hải Sơn cho biết: "Hiện toàn xã có 12 cơ sở may gia công, bình quân mỗi xưởng có 15-20 máy may, thu hút hàng trăm lao động trong xã vào làm việc với mức lương từ 1,5-2,5 triệu đồng". Nhờ đó, theo ông Dũng, đến nay xã đã đạt được 16/19 tiêu chí NTM và phấn đấu xã sẽ đạt NTM trong năm 2013 (sớm 2 năm so với kế hoạch".

Sau khi nghe ông Dũng nói xã về đích sớm 2 năm, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng hỏi lại: "Dân số của xã có 9.500 người, họ đã no, đủ chưa? Các đồng chí nói, xã sẽ về đích NTM sớm 2 năm, vậy dân đã thấy hài lòng chưa?". Trước câu hỏi này, ông Dũng thành thật nói: "Ăn thì có no, nhưng để đáp ứng đủ thì chưa, vì người dân còn thiếu rất nhiều phương tiện phục vụ cho đời sống và cũng chưa biết khi nào mới đủ".

Theo Chủ tịch QH, xây dựng NTM mới chỉ ăn no, mà chưa đủ thì NTM làm gì. Vậy tiêu chí chúng ta đặt ra có thấp quá không. "Tôi nghe nói là đạt tiêu chí NTM, nhưng đời sống người dân mới ăn no thôi, chứ chưa đủ. Đủ ở đây là gì, đủ ăn nhưng phải ăn ngon, còn đủ mặc thì phải mặc đẹp, đủ là phải đủ vui chơi giải trí…"- Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Nông dân trở thành công nhân 
Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng NTM ở địa phương mình, ông Phạm Văn Đề- Bí thư Đảng ủy xã Hải Phương (huyện Hải Hậu) cho biết, xã ông đã đưa được hàng trăm nông dân trước đây trở thành công nhân làm việc tại các nhà máy may đóng ngay trên địa bàn xã: "Ở Hải Phương, doanh nghiệp đã về với địa phương để người dân ly nông nhưng bất ly hương. Nhờ đó, nếu trước năm 2007, thu nhập bình quân đầu người toàn xã mới đạt 13,2 triệu đồng/năm, thì nay đã đạt trên 24 triệu đồng" - ông Đề cho biết.

Theo ông Đề, ngay cả trong nông nghiệp, kể từ khi có "tam nông", hình thức canh tác nông nghiệp đã được thay đổi, Hải Phương đã hướng đến sản xuất hàng hóa. Nếu năm 2011, giá trị canh tác mới đạt 40 triệu đồng/ha, nay đã đạt 90 triệu đồng/ha. Cũng kể từ khi có "tam nông", ở Hải Phương xóm nào cũng có nhóm văn nghệ, đội thể thao, cùng các câu lạc bộ sinh hoạt tập thể, đời sống của người dân ngày càng được mở mang hơn. 

Ông Trần Khắc Lượng- Chủ tịch UND xã Hải Toàn nhận xét, từ trước chúng ta có rất nhiều NQ, nhưng chưa có NQ nào toàn diện như "tam nông". Song theo tôi, Nhà nước cần phải tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cần phải có công nghiệp ngay tại địa phương để người dân ly nông nhưng bất ly hương. Đặc biệt, nên có cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất nông nghiệp. 
Với đề nghị này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, chúng ta cần cơ cấu lại lao động, coi đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt giải quyết vấn đề "nông nghiệp, nông dân, nông thôn". "Chúng ta cần đưa bớt lao động ra khỏi nông nghiệp, nếu 3 người làm nông nghiệp, thì phải bớt đi 2 người, 5 người bớt 4, 10 người bớt 9. Trên thế giới, 1 lao động trong nông nghiệp, mà họ nuôi được 30, 40, 50 người đấy thôi" - Chủ tịch nhấn mạnh.

"Tam nông"- nhìn từ Nam Định
So với các tỉnh khác, có thể nói, Nam Định là điển hình về "tam nông". Theo ông Nguyễn Khắc Hưng- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nam Định, trong 5 năm qua, tỉnh đã đột phá vào sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh đã có 199/200 xã triển khai công tác dồn điền đổi thửa, nhiều xã có 75-80% số hộ chỉ còn 1 thửa. Nhờ đó, toàn tỉnh Nam Định đã xây dựng được 150 mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích 8.725ha. Năng suất lúa được nâng lên 119 tạ/ha với sản lượng đạt 930.000 tấn luôn là tỉnh sản xuất lúa gạo hàng đầu ở đồng bằng sông Hồng.

Theo ông Nguyễn Khắc Hưng- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nam Định, trong 5 năm qua, tỉnh đã đột phá vào sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh đã có 199/200 xã triển khai công tác dồn điền đổi thửa, nhiều xã có 75-80% số hộ chỉ còn 1 thửa.


Điểm sáng lớn nhất của Nam Định trong 5 năm qua chính là việc triển khai Chương trình xây dựng NTM khi tỉnh này đã xác định NTM là trọng tâm của "tam nông". Ông Hưng cho biết, tỉnh đã lựa chọn 96 xã tham gia xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 với phương châm "lấy thôn, xóm làm địa bàn; hộ gia đình làm hạt nhân". Chỉ trong 3 năm gần đây, tổng vốn huy động xây dựng NTM ở Nam Định đạt trên 5.000 tỷ đồng, đặc biệt các hộ nông dân trong tỉnh đã góp 2.361ha đất để xây dựng cơ sở hạ tầng (tương đương 4.723 tỷ đồng).

Tại buổi sơ kết, nhiều ý kiến đánh giá, dù đã đạt được nhiều kết quả về "tam nông", song việc đánh giá NQ này ở Nam Định cần đồng bộ, toàn diện hơn. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: "NQ T.Ư 7 chính là NQ về giai cấp nông dân và bây giờ chúng ta cần đánh giá tất cả các nhóm giải pháp tác động đến chính sách dành cho nông dân". Theo ông Phát, vấn đề bây giờ là chúng ta phải tái cơ cấu lại nền nông nghiệp để nông dân tiến lên bằng cách tập trung vào những mặt hàng có thị trường theo hướng giảm giá thành, tăng giá trị gia tăng. "Chúng ta cần điều chỉnh lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chúng tôi xác định vào 2 khâu đột phá là tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ cao".

Nông thôn mới là hiện thân của NQ T.Ư 7

"Xây dựng nông thôn mới là hiện thân của NQ T.Ư 7 mà chúng ta cần phải làm. Do đó, trong số 19 tiêu chí nông thôn mới, phải nâng cao được mức sống của nông dân trên 2,5 lần so với năm 2008. Nếu không nâng cao được đời sống nông dân, thì việc công bố hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới cũng không có ý nghĩa gì".
Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường

Phải giảm bớt lao động trongnông nghiệp

“Ở Nam Định nói riêng, cả nước nói chung, sản xuất nông nghiệp đang đứng trước thách thức là, diện tích đất thì ít mà lao động trong nông nghiệp thì đông. Do đó, nhiệm vụ là phải giảm lao động nông nghiệp. Chúng ta cần phải phát triển công nghiệp để hỗ trợ cho nông nghiệp, đồng thời giảm bớt lao động từ nông nghiệp sang làm các ngành nghề, dịch vụ khác".

Bộ trưởng Bộ Xây dựngÔng Trịnh Đình Dũng

Đổi mới quan hệ sản xuất

"Chúng ta cần thay đổi lực lượng sản xuất tương thích với quan hệ sản xuất bằng cách tổ chức lại sản xuất lớn như ở Nam Định đã có một doanh nghiệp đầu tư hẳn một khu sản xuất lúa rộng 500ha để bao tiêu toàn bộ từ đầu vào đến khâu giống, đầu ra".

Phó Trưởng ban Kinh tế T.Ư -Ông Nguyễn Xuân Cường 
Ngọc Lê (ghi)
Lê Hân
Nguồn danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay26,908
  • Tháng hiện tại123,575
  • Tổng lượt truy cập92,501,239
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây