Tính đến tháng 4/2014, tỉnh Bắc Kạn có 112/112 xã đã phê duyệt xong Đồ án quy hoạch NTM đạt 100% kế hoạch, có 50 xã đã công bố và niêm yết công khai quy hoạch theo quy định và 96/112 xã được phê duyệt Đề án xây dựng NTM. Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai các đầu việc theo quy hoạch thì vướng mắc bắt đầu nảy sinh.
Khi PV đến một số xã để tìm hiểu về xây dựng NTM, cán bộ xã đều chia sẻ khó khăn về tiêu chí mở đường đến các thôn xóm. Những lý do mà chính quyền các xã đưa ra đều có lý ở chỗ việc hiến đất mở đường đã gặp khó khăn nhưng khi triển khai càng khó khăn hơn. Lý do là vì nhà dân thưa thớt, có những tuyến đường đến thôn vùng sâu dài hơn 5 km, nhưng chỉ có hơn chục nóc nhà, việc huy động sức dân cho việc kiên cố hóa đường đã gặp nhiều khó khăn.
Với sự hỗ trợ của Nhà nước cùng sự đóng góp của các hộ dân sở tại cũng chỉ bê tông hóa được ít đường giữa thôn, còn bê tông để nối với các trục chính từ thôn đến đường liên xã đành đợi kinh phí. Hơn nữa, khi giải phóng mặt bằng đi qua đất đai của các hộ gia đình cũng gặp những trở ngại. Đối với người nhiều đất thì việc hiến rất dễ dàng, tuy nhiên, có những gia đình ít đất SX thì việc thuyết phục, động viên người dân hiến đất cũng gặp nhiều khó khăn.
Trao đổi về những khó khăn trong việc mở đường bê tông tại các thôn, ông Lường Thái Biên, Chủ tịch UBND xã Quân Bình, huyện Bạch Thông cho biết: "Chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền về các lợi ích của việc xây dựng NTM, do đó đã được người dân rất hưởng ứng.
Đến khi bước vào làm thì mới thấy những khó khăn xuất hiện, bởi sự hỗ trợ và đầu tư của Nhà nước chỉ mới làm được một ít đường bê tông trong xã, còn dân cư ở các thôn thưa thớt, sức đóng góp có hạn nên tiến độ thực hiện của xã đã không được như mong muốn".
Đối với cuộc vận động hiến đất để mở đường liên thôn trong phong trào xây dựng NTM năm 2013 tại Bắc Kạn thì các thôn: Nà Càng, Lũng Ngù, Bản Cáu, Lủng Duốc thuộc xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn là điểm sáng, bởi có gia đình đã hiến đến 2.000 m2 đất vườn và ruộng để nhân dân làm đường bê tông.
Người dân vào cuộc như thế nhưng ông Hoàng Văn Tuất, Chủ tịch UBND xã Hương Nê, vẫn chia sẻ cái khó: "Xây dựng NTM mà chỉ có sự nhiệt tình của người dân thôi là chưa đủ vì người dân ở các xã vùng cao sống thưa thớt, hầu hết kinh tế còn khó khăn, sức đóng góp hạn chế. Hơn nữa, khoảng cách giữa các khu dân cư khá xa, mức đầu tư cho hạ tầng giao thông lớn, tiền do dân đóng góp sẽ cao so với dự kiến, nên chỉ sức dân sẽ khó thực hiện.
Chính vì thế, qua 3 năm toàn dân vào cuộc xây dựng NTM nhưng xã Hương Nê mới đạt được 5/19 tiêu chí. Các tiêu chí đạt được cũng chủ yếu là những tiêu chí có sẵn từ trước khi triển khai xây dựng NTM".
Muốn thực hiện đồng bộ 19 tiêu chí về NTM, mỗi xã ở Bắc Kạn cần có hơn 300 tỷ đồng, trong khi vận động nhân dân đóng góp rất khó khăn nên việc xây dựng NTM ở Bắc Kạn chắc chắn còn nhiều gian nan ở phía trước.
VIỆT BẮC
Theo nongnghiep.vnNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;