Học tập đạo đức HCM

Biến lợi ích của dân thành động lực

Thứ năm - 27/09/2012 23:49
Chương trình xây dựng NTM tại tỉnh Ninh Bình đang có những bước đột phá, thu hút được sự quan tâm của nhân dân trong toàn tỉnh. Để tìm hiểu cách nghĩ, cách làm của Ninh Bình,NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Bách, GĐ Sở NN - PTNT tỉnh Ninh Bình.



Ông Trần Văn Bách

Phát triển sản xuất là gốc

Nhân dân tỉnh Ninh Bình đang sục sôi khí thế xây dựng NTM, có thể đánh giá đây là bước chuyển mạnh mẽ sau một thời gian dài im ắng. Vì sao Ninh Bình lại có được thành công như vậy, thưa ông?

Chương trình NTM ở Ninh Bình mới triển khai được 2 năm.  Trong đó, năm đầu tiên còn rất lúng túng. Cả cán bộ và nhân dân đều không hiểu nội dung, ý nghĩa của chương trình. Nhiều cán bộ tỉnh, huyện ban đầu còn nghĩ đó là dự án nên có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm lãnh đạo tập trung của cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở nên các hoạt động xây dựng NTM dần đi vào cuộc sống.

Chúng tôi đặc biệt coi trọng chỉ đạo điểm và xây dựng mô hình để rút kinh nghiệm và làm nơi tham quan học tập cho cán bộ và người dân, chỉ rõ những lợi ích nhằm thuyết phục nhân dân tham gia xây dựng NTM. Thực tế chỉ ra rằng nơi nào các cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể tích cực quan tâm, tâm huyết, gương mẫu thực hiện thì nơi đó phong trào xây dựng NTM đạt kết quả cao.

Đến nay, hầu hết cán bộ tỉnh, huyện, xã và nhân dân trên địa bàn đã xác định rõ mục tiêu của xây dựng NTM là để nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn. Trên cơ sở 19 tiêu chí, chúng tôi lấy phát triển sản xuất là gốc, là nhiệm vụ trọng tâm; xây dựng cơ sở hạ tầng là tiền đề hỗ trợ sản xuất. Mọi hoạt động, mọi quyết sách đều theo nguyên tắc đưa lợi ích của nhân dân lên hàng đầu.

Vừa qua, quyết định đưa xi măng về nông thôn, hỗ trợ nhân dân làm đường của tỉnh Ninh Bình cũng là trúng nguyện vọng của nhân dân nên phong trào xây dựng NTM ở cơ sở lên cao (NNVN đã thông tin). Do vậy, theo tôi, bí quyết thành công của NTM chính là phải biến lợi ích của người dân thành động lực, thu hút sự tham gia của cộng đồng.

Nói phát triển sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM, vậy trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã làm những gì để giúp dân phát triển sản xuất và kết quả thế nào?

Tỉnh Ninh Bình đã ban hành rất nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ các tổ chức và các cá nhân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất, xây dựng mô hình Cánh đồng mẫu lớn, xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến ngư, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo mô hình trang trại, hỗ trợ sản xuất vụ đông, sản xuất lúa chất lượng cao và thực hiện dự án sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao QR1…

Cụ thể, hiện tỉnh đã có 7 Cánh đồng mẫu lớn trên 7 xã khác nhau, mỗi Cánh đồng mẫu lớn rộng 100ha có thể đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí rất nhiều. Đối với các giống khuyến khích sản xuất, tỉnh hỗ trợ 100% giống vụ đầu, từ vụ sau hỗ trợ 50%. Ở Cánh đồng mẫu lớn, dân mua máy gặt đập liên hợp trị giá 150 triệu đồng được hỗ trợ tới 75 triệu đồng.

Ngoài ra, để sản xuất được thuận lợi tỉnh tập trung đầu tư 108 công trình thủy lợi khác nhau như kiên cố hóa 75km kênh mương, nạo vét 93km kênh mương; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu… với tổng kinh phí lên tới 635 tỉ đồng.

Nhìn chung, thu nhập của người dân năm 2011 tăng khoảng 13,6% so với năm 2010, trong đó một số xã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế nên có bước tăng đột biến về thu nhập như xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư tăng 2 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo ở các xã điểm cũng giảm đáng kể như xã Xuân Thiện, huyện Kim Sơn giảm 3%, xã Gia Lập, huyện Gia Viễn giảm 1,7%.

Toàn dân chung tay

Xây dựng NTM là công việc đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi ngân sách có hạn, dân còn nghèo, Ninh Bình làm thế nào để giải quyết vấn đề huy động nguồn lực xã hội đóng góp xây dựng NTM?

Việc tạo nguồn lực để xây dựng NTM đúng là vấn đề khó khăn. Kinh phí trực tiếp thực hiện chương trình chỉ có 132 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 51 tỉ đồng, ngân sách địa phương 81,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, do đây là chương trình lồng ghép nên nếu tính tổng nguồn vốn đầu tư cho nông thôn trong gần 2 năm qua cũng khoảng 1.839 tỉ đồng. Bao gồm các nguồn vốn cho chương trình việc làm, nước sạch, giảm nghèo, y tế, giáo dục… Ngoài ra vốn đóng góp của doanh nghiệp cũng xấp xỉ 40 tỉ đồng.

Để huy động nguồn lực xã hội, vừa qua Ninh Bình đã phát động phong trào Chung tay xây dựng NTM, kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn, con em nhân dân Ninh Bình ở phương xa cùng đóng góp xây dựng quê hương. Cách làm là các đơn vị, cá nhân, chủ doanh nghiệp có thể đăng kí tài trợ, đầu tư cho những công trình dự án cụ thể tại chính quê hương của họ.

Cho đến nay, phong trào Chung tay xây dựng NTM do tỉnh phát động đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Điển hình như Ngân hàng Công thương Việt Nam hỗ trợ 9,9 tỉ đồng để xây trạm y tế ở hai xã Khánh Cư, Khánh Cường và xây trường mầm non xã Khánh Thủy (huyện Yên Khánh). Con em xã Khánh Thiện (huyện Yên Khánh) ủng hộ xây đình Hàng Tổng và chợ Xanh 13 tỉ đồng; làm đường giao thông 600 triệu đồng, tường bao, cổng trường Tiểu học, THCS hết 350 triệu đồng.

Chưa hết, con em xã Khánh Hải hỗ trợ 500 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa xóm Thượng - Nhuận Hải. Con em xã Khánh Thủy hỗ trợ 300 triệu đồng xây dựng trường mầm non xã. Con em huyện Yên Khánh và các nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ khuyến học, khuyến tài Vũ Duy Thanh 1,2 tỉ đồng…

Các khoản đóng góp đó cho thấy nguồn lực trong dân rất dồi dào. Chỉ cần chúng ta biết cách vận động và huy động vào những công trình cụ thể, thiết thực thì nhất định sẽ nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo nhân dân trong tỉnh.
Xin cảm ơn ông!

 

Kiên Cường
Theo: nongnghiep.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập576
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại737,206
  • Tổng lượt truy cập93,114,870
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây