Học tập đạo đức HCM

Các mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn: Gắn với giải quyết việc làm tại chỗ

Thứ sáu - 24/02/2012 09:34
Sau 2 năm thực hiện, các mô hình thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã thu hút được 100.000 người tham gia, bởi đều gắn với giải quyết việc làm tại chỗ.
 

Dạy gần 200 nghề

Theo thống kê của Ban chỉ đạo T.Ư thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 (Đề án 1956), đến nay, cả nước đã triển khai dạy nghề theo các mô hình thí điểm cho hơn 100.000 LĐNT với gần 200 nghề thuộc đủ các lĩnh vực: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, đánh bắt xa bờ...  

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

Lao động tại các làng nghề được đào tạo nâng cao tay nghề truyền thống.
Lao động tại các làng nghề được đào tạo nâng cao tay nghề truyền thống.

Mô hình dạy nghề nông nghiệp có 79 địa phương thực hiện, trong đó 41 địa phương dạy 47 nghề trồng trọt cho 26.000 người, 38 địa phương dạy 37 nghề chăn nuôi, đào tạo cho 12.600 người. Mô hình dạy nghề tiểu thủ công nghiệp có 30 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện cho 22.700 người với 50 nghề (móc sợi, thêu ren, mây tre đan, đúc đồng, chạm khảm tranh đồng, tăm hương, chổi chít...).

Mô hình dạy nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ có 33 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện cho 27.200 người với 57 nghề gồm các nghề công nghiệp, xây dựng, khách sạn, du lịch, dịch vụ... Mô hình dạy nghề đánh bắt xa bờ mới được triển khai cuối năm 2011 ở 7 địa phương cho 1.043 người với một số nghề như điều khiển tàu cá, kỹ thuật khai thác kéo lưới, sửa chữa máy tàu cá.

Việc dạy nghề theo các mô hình thí điểm đều gắn chặt với công việc người LĐ đang làm và quy hoạch phát triển KTXH của địa phương. Cụ thể, dạy nghề trồng rau an toàn cho người dân đang trồng rau tại xã Thụy Hương, Hà Nội, dạy nghề sơn son thếp vàng cho LĐ đang làm nghề tại xã Hoài Đức, Hà Nội.

Mô hình dạy nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cũng nhắm đến những LĐ trên địa bàn nơi DN xây dựng cơ sở sản xuất để vừa giải quyết việc làm, vừa thực hiện mục tiêu ly nông bất ly hương ở Hưng Hà - Thái Bình, Thiệu Đô - Thanh Hóa, Phổ Yên – Thái Nguyên, Giồng Trôm – Bến Tre...

Vừa học vừa làm

Hầu hết các lớp đào tạo được thực hiện tại nơi ở của người học theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm. Một số nghề có thiết bị dạy và sản xuất không vận chuyển được (nghề đúc đồng, gốm ....) thì phải tổ chức đào tạo tại DN. Với các nghề nông nghiệp, thời gian học theo chu trình phát triển của cây, con và thực hành ngay tại cánh đồng hoặc ao, chuồng, trại...

Nhờ đó, LĐNT sau học nghề đều biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng, tăng thu nhập. Như người học nghề trồng thuốc lá tại Cao Bằng, Tây Ninh, Gia Lai, sản lượng tăng 15-20%, thu nhập người LĐ tăng 1,5-2 lần. Với nghề trồng sắn ở Quảng Trị, năng suất tăng 1,5 lần, đạt thu nhập đạt 40-50 triệu đồng/ha...

Trên 90% LĐNT học các nghề tiểu thủ công nghiệp có việc làm, trong đó đa số người học tự tổ chức sản xuất tại hộ theo đơn đặt hàng của DN với thu nhập từ 800.000 đồng – 2.000.000 đồng/tháng, phối hợp thành lập tổ hợp sản xuất, một số người được DN tiếp nhận làm việc thu nhập 2-4,5 triệu đồng/tháng.

Trên 70% số người học nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cũng được các DN tiếp nhận làm việc với thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên hoặc tự tạo việc làm theo đúng nghề được học.

Theo laodong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay37,977
  • Tháng hiện tại813,255
  • Tổng lượt truy cập91,986,984
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây