Học tập đạo đức HCM

Cảm nhận từ một chuyến đi

Thứ bảy - 04/11/2017 01:00

Cảm nhận từ một  chuyến đi

Kết thúc một chuyến đi 8 ngày tham quan, học tập mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại hai tỉnh Lâm Đồng và Quảng Trị do Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh tổ chức;là một cán bộ cơ sở tôi và một số anh em các địa phương trong tỉnh may mắn được tham gia cùng đoàn trong chuyến đi đầy ý nghĩa này.

Điểm đầu tiên chúng tôi đến là huyện Đơn Dương, là huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng. Đón tiếp và làm việc với đoàn là đồng chí Chủ tịch UBND huyện và các đồn chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy và Lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng. Về phía đoàn Hà Tĩnh do đồng chí Trần Huy Oánh - Chánh văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh làm Trưởng đoàn, tại cuộc làm việc, ông Đinh Ngọc Hùng Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương cho biết “Hiện nay diện tích canh tác rau ứng dụng công nghệ cao đạt 83%, địa bàn xã nơi chúng tôi sẽ đến tham quan có 10 hợp tác xã và 16 tổ hợp tác, hầu hết các hợp tác xã đều sản xuất các loại rau, hoa. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2016 đạt 53 triệu đồng; năm 2017 ước tính 60 triệu đồng/người/năm”. Với con số khổng lồ về bình quân thu nhập đầu người của huyện đã thôi thúc đoàn tìm đến các vùng sản xuất của các hộ dân. Chúng tôi đã đi chuyển tầm 30 km đến các vùng sản xuất rau công nghệ cao của xã Lạc Lâm,  trên đường đi phóng tầm nhìn hai bên đường là bạt ngàn nhà lưới phủ một màu trắng hàng ngàn ha đất sản xuất điệp trùng của sườn dốc và thung lũng, đoàn dừng chân tại một số điểm để tìm hiểu và tận mắt chứng kiến cách làm của người dân nơi đây. Qua tìm hiểu tôi mới biết được là mỗi hộ dân ở đây là một ông chủ, họ thuê nhân công lao động từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, sản xuất theo quy trình công nghệ cao theo hướng nông nghiệp hữu cơ, người dân chủ động hoàn toàn trên thửa ruộng của mình, ít phụ thuộc vào chính sách; tự hoạch toán và liên kết đầu ra với các doanh nghiệp, sản xuất 100% hàng hóa. Một người dân cho biết “chúng tôi xây dựng thương hiệu ngay từ khâu chọn giống và canh tác nên sản phẩm làm ra được các doanh nghiệp tiêu thụ 100%, chúng tôi làm không cho đất nghỉ, hôm nay thu hoạch loại cây này thì ngày mai đã có cây khác lên xanh. Để sản xuất được nhiều vụ trên/năm chúng tôi mua cây giống về trồng thì tiết kiệm được thời gian là một tháng so với gieo hạt tại ruộng nên luân canh, gối vụ cho thu nhập cao trên một đơn vị diện tích”. Điểm thứ hai chúng tôi đến là một số cơ sở sản xuất hoa Lan, hoa Cúc, hoa Cẩm Tú Cầu cũng sản xuất trong nhà kính theo quy trình khép kín, đến đây chúng ta như lạc vào một thế giới ngàn hoa đẹp đến mê hồn hút chân du khách. Theo chúng tôi biết là ở đây nông dân nào có nhiều diện tích đất sản xuất thì hộ đó có thu nhập cao. Một năm doanh thu hàng tỷ đồng từ xản xuất nông nghiệp.
 
Tham quan tại xưởng chế tạo máy sản xuất phục vụ nông nghiệp tại huyện Đơn Dương TP Đà Lạt
 
Tham quan mô hình sản xuất công nghệ cao theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại huyện Đơn Dương
Tham quan mô hình trồng rau công nghệ cao tại xã Lạc Lâm, Tp Đà Lạt

Từ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp mà các dịch vụ khác cũng phát triển rất mạnh như hình thành các điểm kinh doanh; các HTX, THT cung cấp giống cây trồng; vật liệu làm nhà kính, nhà lưới, máy phục vụ sản xuất, các dịch vụ ăn uống, khách sạn nhà hàng nở rộ. Từ đó mà đời sống nhân dân nâng lên, thu nhập ổn định.
Buổi tối chúng tôi ở tại một khách sạn tại thành  phố Đà Lạt, thật ngạc nhiên ông chủ khách sạn rất trẻ, tiếp chuyện đoàn rất sôi nổi, vui vẻ, anh sinh năm 1982 là một người con của quê hương Hà Tĩnh vào lập nghiệp, anh cho biết cả hai vợ chồng ở huyện Nghi Xuân vào đây lập nghiệp lúc 18 tuổi, lúc đầu cả hai làm thuê cho các chủ nhà hàng, khách sạn và làm thêm đủ nghề, nắm bắt được nhu cầu, định vị được thị trường ở tại thành phố ngàn hoa là khách du lịch nên anh đã vay vốn và đầu tư chuỗi nhà hàng khách sạn tại đây, thu nhập mỗi tháng 120 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Niềm tự hào về một miền quê nắng gió đã rèn dũa chí khí con người trong lao động sản xuất của người Hà Tĩnh đã dâng đầy trong tôi.
Ngày tiếp theo của chuyến đi đoàn lại di chuyển về vùng đất Quảng Trị; tiếp chúng tôi các đồng chí Văn phòng Điều phối tỉnh Quảng Trị hồ hởi, phẩn khởi hiện rõ trên gương mặt, hai tỉnh đã có cuộc trao đổi kinh nghiệm hai chiều về xây dựng nông thôn mới và cách triển khai xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sau cuộc làm việc đoàn trực tiếp  tham quan mô hình vườn rau thủy canh của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Nguyên Khang- Hải Lăng GẢRDEN, một mô hình khá hiện đại với chi phí đầu vào khá cao, bình quân đầu tư  là 1,2 triệu đồng/m2; hiện tại mới đưa  vào sản xuất thử nghiệm năm 2017, giá bán ra của rau theo quy trình thủy canh cao gấp 3 lần giá bên ngoài thị trường chung (60.000 đồng/kg rau sạch).
Tham quan mô hình trồng rau bằng Thuỷ canh tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị
và chia sẽ kinh nghiệm với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Trị
 

Một điều tôi được trải nghiệm và học tập ở chuyến đi này là cách làm việc của các đồng chí cán bộ văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh. Ngay từ khi nhận công văn về chuyến tham quan, tôi cứ nghĩ đây là chuyến tham quan sẽ có thời gian về tham quan thắng cảnh nhiều  vì có đến hai địa danh có kỳ quan thiên nhiên đẹp và nhiều địa danh lịch sữ của đất nước. Tôi đã nhầm! không phải thế. Một chuyến đi của công việc, có gì đó rất vội, rất gấp rút của những tháng cuối năm thể hiện ngay khi xe chuyển bánh. Những cú điện thoại chỉ đạo, đôn đốc 320 xã phường về tiến độ xây dựng khu dân cư, vườn mẫu, máy tính hoạt động không ngừng ngay cả  trên xe để kịp ban hành các văn bản cho các cuộc làm việc với các xã về đích 2017; xã nông thôn mới kiểu mẫu,  thỉnh thoảng các anh hỏi thăm các mô hình kinh tế, các vườn mẫu đã đạt chuẩn, những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện nơi địa phương chúng tôi làm việc, các đồng chí nắm chắc, thuộc lòng tên từng hộ dân có vườn mẫu, từng cung đường, từng khu dân cư. Khâm phục! và ngưỡng mộ về các anh ở điều đó.
Khi chúng tôi đã chìm vào giấc ngủ vì mệt do đi xe đường dài thì bên cạnh,  các anh vẫn lách cách tiếng bàn phím trên suốt chiều dài 1.100km đường đi.
Xe đưa đoàn đến địa điểm tham quan học tập thì các anh lại tất bật lo chổ ăn, chổ nghỉ  cho cả đoàn, đến cơ quan, đơn vị nào các anh cũng nhanh chóng làm việc và trao đổi thông tin, ghi hình, sao chụp thông tin, phỏng vấn hộ dân một cách chuyên nghiệp sau đó đi thực tế mô hình thì xăng xái “xắn quần lội ruộng” để tìm hiểu và ghi chép khác hẳn với những chuyến đi mà chúng tôi từng tham gia.
Qua chuyến đi này đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng sâu sắc về cách làm việc bất chấp thời gian của các anh, năng động, tự tin và đầy trách nhiệm, có gì đó làm chúng tôi vô cùng cảm động và tự hứa, sau chuyến đi này mình phải cố gắng làm việc tốt hơn, trách nhiệm hơn và tập trung hơn để góp phần thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.


                                                                      Trần Thị Mai Hoa
                               Huyện ủy viên- Phó Bí thư Đảng ủy xã Thạch Văn - Thạch Hà
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá

3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập314
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,364
  • Tổng lượt truy cập90,261,757
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây