Học tập đạo đức HCM

Chuyển biến từ chương trình hỗ trợ lãi vay trong sản xuất nông nghiệp

Thứ hai - 15/12/2014 22:12
Với mục đích khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị theo hướng hiện đại, phát triển hiệu quả và bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn..., ngày 10-6-2011, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 36 về hỗ trợ lãi suất trong sản xuất và đầu tư ở lĩnh vực nông nghiệp. Sau hơn ba năm triển khai thực hiện, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực...

 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, từ khi triển khai thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 12-2014, đã có 4.163 quyết định được phê duyệt hỗ trợ lãi suất vay vốn với 13.885 lượt hộ vay và tổng vốn vay đạt hơn 3.584 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi đó, các hộ đã thực hiện các phương án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6.057 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối và các ngành nghề nông thôn khác. Cần Giờ là huyện “đứng đầu” trong số các quận, huyện được thụ hưởng từ chương trình này với 6.461 hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp được hỗ trợ vốn với tổng vốn đầu tư hơn 2.821 tỷ đồng, trong đó, vốn vay có hỗ trợ lãi vay hơn 1.645 tỷ đồng. Hơn ba năm qua, bình quân vốn đầu tư đạt 449,7 triệu đồng/hộ/phương án và vốn vay có hỗ trợ lãi suất là 275,5 triệu đồng/hộ/lượt; tổng kinh phí được ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay từ năm 2011 đến năm 2014 là 186,5 tỷ đồng. Qua thực tế cho thấy, một đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay cho các hộ dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo chương trình mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố đã huy động được gần 32,5 đồng vốn xã hội (hơn 6.057 tỷ đồng); trong đó huy động từ ngân hàng hơn 19,2 đồng (3.584 tỷ đồng) và huy động trong dân hơn 13,2 đồng (2.473 tỷ đồng).

Nhờ được hỗ trợ lãi vay, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có lợi nhuận cao xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn thành phố. Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng miền nam Nguyễn Hoàng Tuấn cho biết, trong những năm qua, công ty vay 40 tỷ đồng (bình quân hơn 13 tỷ đồng/năm) để đầu tư dự án sản xuất bắp (ngô) giống thu hút gần một nghìn hộ dân ở năm xã Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Phước Thạnh, Phước Hiệp và An Nhơn Tây (huyện Củ Chi) tham gia với diện tích bình quân 550 ha/năm với phương thức ứng giống bố mẹ cho hộ dân, chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Năm 2014, công ty thu hoạch sản lượng hạt giống đạt hơn 1,9 tấn/ha, đem lại lợi nhuận hơn 13 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 974 hộ dân, thu nhập của nông dân tăng từ hai đến ba lần so với trồng lúa, đậu phộng (lạc). Gia đình anh Đặng Văn Còn (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) vay vốn nhiều lần để nuôi hàu. Năm 2014, gia đình anh tiếp tục được vay 1,2 tỷ đồng để phát triển loại vật nuôi này và đã thu hoạch đạt sản lượng hơn 160 tấn. Với giá bán 20 nghìn đồng/kg, gia đình anh có thu nhập khoảng ba tỷ đồng, giải quyết việc làm cho sáu lao động tại địa phương với mức lương năm triệu đồng/người/tháng.

Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Tiến (xã An Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn bỏ nghề chăn nuôi vịt, vay vốn nhiều đợt từ chương trình trên để chuyển đổi sang nuôi bò sữa. Sau hơn năm năm chuyển đổi, đàn bò sữa nhà chị Tiến đã tăng lên 30 con, trong đó có 15 con cho sữa, mỗi ngày thu được hơn 200 kg sữa. Bình quân giá bán khoảng 13 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lãi khoảng 48 triệu đồng/tháng...

Trước đây, phần lớn người nông dân ở thành phố ít ai nghĩ rằng sản xuất nông nghiệp có thể đem lại thu nhập 50 triệu đồng/tháng; nhưng nay, nhờ có chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, hàng trăm hộ dân đã được vay vốn để sản xuất nông nghiệp và số thu nhập nêu trên là bình thường. 
Có thể khẳng định chương trình hỗ trợ lãi vay để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại của thành phố đã trở thành đòn bẩy nâng cao giá trị sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân; đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho lao động ngoại thành, góp phần vào mục tiêu thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố...

Đăng Kiệt
Nguồn nhandan.org.vn




 Tags: nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập584
  • Hôm nay81,940
  • Tháng hiện tại818,050
  • Tổng lượt truy cập93,195,714
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây