Học tập đạo đức HCM

"Cơn bão" cửa hàng tiện lợi "đổ bộ" tới các xã nông thôn mới

Thứ sáu - 01/06/2018 11:20
Nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân tại các xã nông thôn mới, các huyện ngoại thành TP.HCM chủ trương thu hút doanh nghiệp đầu tư cửa hàng tiện lợi (CHTL) trên địa bàn.

Theo UBND huyện Bình Chánh, trong quý I.2018, trên địa bàn huyện phát triển thêm 20 cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi. Tính đến nay, trên địa bàn huyện hiện có 108 điểm bán hàng bình ổn giá, gồm: 3 siêu thị, 4 nhà sách, 23 cửa hàng liên kết Hội Liên hiệp Phụ nữ, 3 cửa hàng liên kết Đoàn Thanh niên, 14 cửa hàng tạp hóa và 61 cửa hàng tiện ích.

Tiện và lợi…

Những năm gần đây, các CHTL với không gian rộng rãi, thoáng mát, wifi miễn phí, bố trí khu vực thư giãn cho khách và các kệ ngập tràn sản phẩm tiêu dùng… ngày càng xuất hiện nhiều tại khu vực nông thôn TP.HCM.

 'con bao' cua hang tien loi 'do bo' toi cac xa nong thon moi hinh anh 1

Một cửa hàng tiện lợi tại huyện Bình Chánh (TP.HCM). Ảnh: K.H

"Việc phát triển CHTL cũng là góp phần phát triển chương trình xây dựng nông thôn mới. Giúp người dân nông thôn tiếp cận môi trường sinh hoạt hiện đại, tiệm cận lối sống văn minh với người dân nội thành”.

Ông Phạm Văn Quý

Tại huyện Nhà Bè, chỉ khoảng 1km trên đường Huỳnh Tấn Phát, đoạn qua xã Phú Xuân,  đã có 2 CHTL Co.op Food của nhà bán lẻ Saigon Co.op. Gần đấy, trên đường Nguyễn Bình, cũng thuộc địa phận xã Phú Xuân, là cửa hàng Satra Foods của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra).

Cũng tại khu vực này, cách cầu Phú Xuân khoảng 2km gần đây xuất hiện thêm cửa hàng Bách hóa xanh của nhà đầu tư Thế Giới Di Động.

Chị Nguyễn Thị Nhung (xã Phú Xuân) thổ lộ, việc xuất hiện ngày càng nhiều CHTL đã giúp người dân nông thôn có nhiều chọn lựa hơn trong việc mua sắm. Quan trọng hơn, những cửa hàng này giúp chất lượng sống của người dân ngày càng tiệm cận hơn với người dân nội thành.

“Lâu nay việc mua sắm của người dân ngoại thành gần như phụ thuộc vào các chợ truyền thống. Nhưng vài ba năm trở lại đây việc xuất hiện các CHTL giúp người dân nông thôn nâng dần chất lượng sống bởi tiếp cận được với những mặt hàng chất lượng và các tiện ích bổ trợ” - chị Nhung chia sẻ.

Trong khi đó, trên đường Đinh Đức Thiện (xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh) gần đây xuất hiện CHTL cửa Satra Foods.

Theo đánh giá của Ban Quản lý và phát triển hệ thống bán lẻ Satramart, Bình Chánh là khu vực có sức mua khá, do đó dự kiến trong thời gian tới, Satra sẽ mở rộng thêm 2 - 3 cửa hàng Satra Foods tại khu vực này.

 Chị Trần Minh Thủy (xã Bình Chánh) cho biết, chiều tối đi làm về chỉ cần tạt vào CHTL chục phút là mua đủ thực phẩm tươi sống chất lượng về nấu bữa ăn cho gia đình. “So với chợ truyền thống thì môi trường mua bán, nhất là chất lượng thực phẩm của CHTL ăn đứt. Tôi thích nhất là các CHTL chuẩn bị không gian mua sắm cho người tiêu dùng, rất văn minh” - chị Thủy nhận xét.

Nâng chất cuộc sống nông thôn

Từ năm 2002 đến nay, chương trình bình ổn thị trường được TP.HCM triển khai liên tục, có sức lan tỏa, ngày càng được nhân dân hoan nghênh, hưởng ứng tích cực.

Trong mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh Nguyễn Văn Phụng đặc biệt lưu ý đến vấn đề phát triển cửa hàng bình ổn giá, CHTL. Theo đó, trong năm 2018, huyện Bình Chánh sẽ tập trung phát triển 54 cửa hàng bình ổn giá, cửa hàng tiện lợi.

Để thực hiện mục tiêu này, UBND huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn tăng cường rà soát, giới thiệu cho doanh nghiệp các mặt bằng thích hợp để doanh nghiệp phát triển cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.

Theo ông Phạm Văn Quý – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nhà Bè, hiện trên địa bàn huyện xuất hiện khá nhiều các CHTL do các doanh nghiệp đầu tư. Chính quyền huyện đang có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn các loại cửa hàng này.

“Có hai mục tiêu phát triển CHTL là nhằm xóa bỏ dần các chợ truyền thống, nâng cao văn minh mua sắm cho người dân nông thôn. Hàng hóa ở đây có chất lượng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe khi sử dụng, đặc biệt giá cả còn rẻ hơn ngoài thị trường từ 5 - 10%” - ông Quý chia sẻ.

Theo Trần Đáng (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm257
  • Hôm nay62,729
  • Tháng hiện tại62,729
  • Tổng lượt truy cập84,969,765
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây