Học tập đạo đức HCM

Đa dạng hóa nguồn lực cải cách tiền lương

Thứ hai - 13/02/2012 02:42
(Chinhphu.vn)- Nếu tiếp tục tăng lương tối thiểu theo cách làm hiện nay thì ngân sách không thể chịu nổi và dù có tăng nguồn mà không đổi mới căn bản quan điểm về tiền lương, cải cách hệ thống lương, đối tượng hưởng lương thì cũng không thể giải quyết được vấn đề mà còn để lại gánh nặng và hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia.

Đó là ý kiến của TS. Vũ Nhữ Thăng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính tại Hội thảo  Đa dạng hóa nguồn lực cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2020 do Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính, tổ chức hôm nay 10/2.

Tiền lương đã cải cách nhưng còn bất cập

Cải cách chính sách tiền lương và các chính sách có liên quan được bắt đầu nghiên cứu, soạn thảo từ năm 1989 với lộ trình bắt đầu thực hiện bước đệm từ năm 1992, chính thức thực hiện từ ngày 1/4/1993. Sau 20 năm thực hiện, chính sách tiền lương đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Tốc độ điều chỉnh bảo đảm tiền lương thực tế chậm dần.

Tiến sĩ Lê Hải Mơ, Phó Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính phân tích : Quy mô tiền lương tăng nhanh, nhưng không cải thiện được đời sống của cán bộ công chức. Nghịch lý nằm trong hệ thống lương và hệ thống nguồn lực tài chính.  Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp,  tiền lương không đủ sống, thì thu nhập ngoài lương lại rất cao (phụ thuộc vào vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực quản lý, vùng, miền...) và không có giới hạn, không minh bạch, cũng không kiểm soát được. Trong phần thu nhập ngoài lương cho đến nay không chưa có thống kê, đánh giá định lượng được, có thể có phần chính đáng, song chủ yếu là không chính đáng do lợi dụng quyền lực để tham nhũng, tiêu cực trong thi hành công vụ (từ biếu xén, từ cơ chế xin – cho, từ cơ chế ăn chia...).

Hiện tượng “thu nhập phụ” trở thành nguồn sống chính của người ăn lương đang làm méo mó các quan hệ tiền lương – tài chính và các quan hệ xã hội, cũng như làm nảy sinh những nhân tố gây ra những tiêu cực và bức xúc xã hội. Theo ông Đặng Như Lợi, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội-Quốc hội, lương cán bộ công chức có nghịch lý “vừa cao vừa thấp” , với một bộ phận cán bộ công chức làm việc thật sự tận tụy thì thấp nhưng  bộ phận khác có khi lại còn là cao.

Tái cấu trúc đồng bộ hệ thống tiền lương 

Theo TS. Vũ Đình Ánh, Viện nghiên cứu khoa học giá cả, Bộ Tài chính, ở nhiều quốc gia trên thế giới, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công chức, tối thiểu là chiếm 90%. Ở Việt Nam hiện nay, khoản thu nhập từ lương chỉ chiếm từ 30-100% tùy thuộc vào vị trí công tác . Vi vậy, hệ thống tiền lương cần được thiết kế sao cho đủ để bản thân mỗi công chức và gia đình của họ có thể sống được bằng lương thậm chí có tích lũy. Nếu đạt được mục tiêu này thì công chức mới có thể tận tụy với công việc, góp phần hạn chế tham nhũng. 

Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam,  tiền lương là vấn đề quan trọng, nếu có cơ chế tiền lương bất hợp lý sẽ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến cả nền tài chính quốc gia, phải tái cấu trúc cả bên cung lẫn bên cầu.

Về vấn đề sự cân đối giữa nguồn lực và nhu cầu, theo TS.Lê Hải Mơ, sở dĩ lương không đủ sống ngoài lý do hạn chế nguồn lực tài chính thì việc sử dụng và phân bổ nguồn chưa hợp lý mới là nguyên nhân cốt lõi.  Vì vậy, cần phải cơ cấu lại NSNN và để phần thích hợp cho lương công chức.

Theo ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội-Quốc hội: Quan trọng là phải quyết tâm cải cách cơ bản chính sách tiền lương và chính sách có liên quan cho dù có thay đổi nhiều vấn đề, đụng chạm đến quyền lợi của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức. Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi ngân sách nhà nước để đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương. Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công và khu vực hành chính. Đổi mới công cụ giám sát, điều tiết, quản lý thu nhập ngoài.

Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, ông Đặng Như Lợi khuyến nghị, việc chuyển sang cơ chế tự chủ vốn được xem là mấu chốt của giải pháp đa dạng hóa nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương.

Hệ thống chính sách tiền lương nước ta đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Theo Đề án Cải cách tiền lương giai đoạn 2008-2012, trong 4 năm qua đã điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu từ 450 nghìn đồng/tháng lên 540 nghìn đồng/ tháng (01/2008) lên 830 nghìn đồng/tháng (1/01/2011) và từ 1/5/2012, mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ được điều chỉnh lên 1.050 nghìn đồng/ tháng. Tính chung, giai đoạn 2008-2011, mức lương tối thiểu chung đã tăng 84,4%, nếu tính thêm 2012 thì mức tăng lương đã là 133,3%.

Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay67,818
  • Tháng hiện tại727,145
  • Tổng lượt truy cập93,104,809
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây