Học tập đạo đức HCM

Đan Phượng: Dựa vào sức dân

Thứ năm - 15/11/2012 19:46
Trưởng phòng kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho biết, Đan Phượng có tổng số lao động là 80.617 người (bằng 53,42% dân số) trong đó lao động nông thôn chiếm 92,38% nhưng số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 51,67%. Do đó, việc nâng cao hiệu quả giá trị trên 1ha đất canh tác và xây dựng các mô hình chuyển đổi là hết sức quan trọng. Vì vậy nên trong thời gian qua, Đan Phượng đặc biệt quan tâm tới các tiêu chí sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Đến với mô hình trồng hoa tại thôn Tháp và thôn Thu Quế (xã Song Phượng) ngắm những ruộng hoa đồng tiền đa sắc, những ruộng hoa hồng đỏ rực, cùng cảnh thương lái thu mua tấp nập báo hiệu mùa thu hoạch thắng lợi, ông Nguyễn Huy Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Song Phượng vui mừng cung cấp, hiện Song Phượng có 14ha trồng hoa nhiều chủng loại được chuyển đổi từ vùng lúa kém hiệu quả. Trung bình mỗi héc ta hoa cho thu nhập từ 500-600 triệu đồng, cao gấp 10 lần so với trồng lúa. Dự kiến, thời gian tới Song Phượng sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng hoa ở những nơi cấy lúa kém hiệu quả.

Trong năm 2012, các xã, thị trấn của huyện Đan Phượng đã đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với tổng diện tích 306,38ha. Đến nay, nhiều xã đã hình thành mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao như trồng hoa, rau an toàn... ở các xã Đồng Tháp, Thọ Xuân, Song Phượng; khoai tây vụ đông tại các xã Đồng Tháp, Đan Phượng... Đó là 10 dự án trồng bưởi Diễn ở 9 xã: Đồng Tháp, Thọ An, Trung Châu, Liên Hồng, Phương Đình, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ với tổng diện tích là 339,3ha; dự án trồng hoa ở xã Tân Lập 30,8ha và 10 dự án rau an toàn ở 10 xã với tổng diện tích 55,3ha. Song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều mô hình chăn nuôi có quy mô lớn được nhân rộng như mô hình trang trại nuôi lợn xuất khẩu, nuôi nhím, ba ba, cá sấu, chăn nuôi bò lai sin, bò sữa...

Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đinh Hữu Hạnh cho biết, nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng loạt chỉnh trang đường làng, ngõ, xóm, đường giao thông nội đồng, chương trình xây dựng NTM tại Đan Phượng đạt kết quả tốt. Đến nay, 15/15 xã trong huyện đã cơ bản hoàn thành quy hoạch và được phê duyệt đề án NTM. Đã có 2 xã Song Phượng và Liên Trung đạt 14 đến 18 tiêu chí. Có 7 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 -13 tiêu chí là Đan Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình, Tân Hội, Liên Hồng, Liên Hà, Thọ An. Còn lại 6 xã đạt và cơ bản đạt dưới 10 tiêu chí nằm trong nhóm xã sẽ triển khai mạnh năm 2013 đến 2016.

Trong chương trình xây dựng NTM Đan Phượng luôn chú trọng đến tiêu chí môi trường sống và đường giao thông liên thôn, xóm, đường nội đồng để cải thiện bộ mặt làng quê. Việc triển khai xây dựng các công trình hạ tầng phúc lợi được vận dụng theo đúng tinh thần, mục đích tiêu chí xây dựng NTM là vì dân và của dân nên người dân đồng loạt tham gia hưởng ứng. UBND huyện đã có quyết định phê duyệt cho 15 xã nâng cấp, xây dựng 750 tuyến đường xóm, ngõ với tổng chiều dài: 74.067m. Trong đó xi măng đã giao 4.000 tấn, cát đã giao 4.300m3, sỏi, đá đã giao 7.000m3, khối lượng cát đen, gạch, sắt làm tấm đan và ngày công do nhân dân ứng trước. Mặc dù chưa được tiếp nhận khoản hỗ trợ kinh phí làm hạ tầng theo Quyết định 16 của thành phố nhưng tất cả các xã của Đan Phượng đã năng động huy động sức dân, sự chỉ đạo và hỗ trợ trước một phần vật tư kinh phí của huyện nên 15 xã đều đồng loạt ra quân chỉnh trang đường làng, ngõ, xóm. Bên cạnh đó, Đan Phượng còn là huyện điển hình về công tác vệ sinh môi trường, chỉnh trang bộ mặt nông thôn. Đến nay, huyện đã quy hoạch được 108 hồ, ao môi trường, với tổng diện tích 37,2ha; xây dựng được 30 hồ, ao với khoản kinh phí bỏ ra trên 30 tỷ đồng và 29 bãi trung chuyển rác thải kinh phí trên 12 tỷ đồng; 100% số xã thực hiện tốt đề án thu gom xử lý rác thải. Hiện huyện đang tập trung quy hoạch, xây dựng nhà máy xử lý, chế biến rác thải diện tích 5,3ha, công suất 200 tấn/ngày tại xã Phương Đình.

Thành công lớn nhất Đan Phượng đạt được trong tiến trình xây dựng NTM chính là yếu tố dựa vào sức dân, lấy dân làm trung tâm, tuyên truyền cho toàn dân hiểu mục đích xây dựng NTM là nhằm nâng cao đời sống nhân dân, làm cho quê hương đẹp giàu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập336
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,488
  • Tổng lượt truy cập90,261,881
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây