Học tập đạo đức HCM

Để nông nghiệp là bệ đỡ cho NTM

Thứ tư - 16/10/2013 05:55
Hà Nội đang có những mô hình nông nghiệp mới hứa hẹn sẽ là bệ đỡ vững chắc cho quá trình xây dựng NTM, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Thâm canh lúa thích ứng biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu với hiện tượng thời tiết diễn biến cực đoan có xu hướng ngày càng tăng, đông rét hơn, hè nóng hơn, bão lụt cùng các loại thiên tai khác xảy ra bất thường, phá bỏ mọi quy luật. Tất cả những yếu tố bất lợi đó ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nhất là đối tượng cây trồng.

Từ xưa ông cha ta đã chọn lọc được những giống Nếp cái hoa vàng, Nếp thơm đặc sản có khả năng chống chịu tốt. Tuy nhiên, các giống này nếu canh tác truyền thống sẽ cho năng suất thấp (30-35 tạ/ha), nông dân không mặn mà với việc sản xuất lúa vì lãi thấp.

Theo ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội, trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu các lựa chọn đều hướng tới hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Giống chọn lựa phải giảm nhẹ thiệt hại khi bão, rét, gió Lào, chống chịu được sâu bệnh và tiên quyết là gạo chất lượng phải cao.


Chọn giống phải đảm bảo giảm nhẹ thiệt hại khi thiên tai, chống chịu được sâu bệnh

Do đó mà đơn vị đã thực hiện mô hình thâm canh lúa thích ứng với biến đổi khí hậu với giống Nếp cái hoa vàng - giống có giá trị kinh tế, tiềm năng tiêu thụ lớn cả trong nước lẫn xuất khẩu đi Trung Quốc. Đột phá ở đây cấy rất thưa (4-7-11 khóm/m2), gieo sớm (trong tháng 6), mạ non (3-4 lá), 1 dảnh/khóm. Để cấy 1 ha lúa chỉ cần khoảng 0,8-1 kg hạt giống, 55-100 kg urê, 80-100kg kali.

Cơ sở khoa học để cải tiến kỹ thuật canh tác truyền thống năng suất cao thấp thành thâm canh lúa thích ứng biến đổi khí hậu là tăng cường quang hợp, giảm thiểu hô hấp, tạo hiệu ứng đầu bờ cho toàn ruộng lúa. Do vậy trồng lúa kiểu này năng suất đạt 55-70 tạ/ha.

Với mỗi cân thóc bán 17.000đ, giá trị sản xuất đạt trên 100 triệu đồng/ha, gấp ba lần các giống hiện tại. Kỹ thuật cấy thưa này áp dụng tốt cho giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn như Nếp cái hoa vàng, Tám, Bao thai, Mộc tuyền… Hiện toàn thành phố đã có 1.000 ha áp dụng kỹ thuật thâm canh ứng phó biến đổi khí hậu.

Nhưng đưa kỹ thuật mới này vào cuộc sống là cả một chặng đường khó khăn. Ở thôn Lỗ Khê (xã Liên Hà huyện Đông Anh) năm ngoái thực hiện mô hình, dân không tin cán bộ ở chuyện cấy thưa, một rảnh mà toàn lén cấy hai dảnh.

Một bà mẹ chồng cứ mắng xơi xơi đứa con dâu thực thà cấy một dảnh rằng: “Từ thủa cha sinh mẹ đẻ đến giờ tao mới thấy cấy thưa thế. Cây còn chẳng có lấy đâu ra thóc mà ăn hả con?”. Chính vợ ông trưởng thôn sau khi đi thăm lúa cũng chì chiết: “Gớm, sao mà cán bộ các ông làm ăn điêu thế? Ăn bớt từ dảnh mạ bớt đi”.

Thế mà cấy lúa theo dạng “ăn bớt” này sau một vụ lại được dân Liên Hà mê tít. Họ mê cũng phải bởi trước mỗi ngày còng lưng chỉ cấy được mười thước giờ cấy thưa được tới ba sào. Trước năng suất Nếp cái hoa vàng chỉ lẹt đẹt giờ trung bình đạt 1,7-1,8 tạ/sào có ruộng đạt trên 2 tạ. Trước sản xuất phải tưới đẫm thuốc BVTV giờ ruộng đồng thông thoáng, sâu bệnh ít phát triển chẳng mấy khi phải oằn lưng đeo bình phun.

Mỗi khóm cấy thưa đẻ ra tới 20 bông hữu hiệu, kỷ lục có cây đạt 37 bông. Bông lúa cấy thưa tăng từ 25-30 hạt so với cấy thường và hạt thì cứ gọi là mẩy, béo mũm. Khâu tiêu thụ thì khỏi lo, sản xuất được cân gạo nào tư thương vào nài nỉ đòi mua cho bằng hết.

Tự tin mới thành công của thâm canh lúa thích ứng biến đổi khí hậu áp dụng cho Nếp cái hoa vàng, Hà Nội đang mở rộng mô hình độc đáo này cho đối tượng lúa Tám. (còn nữa)

Vân Đình
Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập375
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm374
  • Hôm nay52,248
  • Tháng hiện tại52,248
  • Tổng lượt truy cập84,959,284
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây